Luận Văn Phân tích & đánh giá hợp đồng mua phôi của nhà máy thép Việt Ý

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích & đánh giá hợp đồng mua phôi của nhà máy thép Việt Ý


    LỜI MỞ ĐẦU
    Chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước đã tạo ra một môi trường thuận lợi, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam giao lưu với quốc tế, tìm kiếm cơ hội để phát huy khả năng của mình. Việc tham giao vào quá trình hội nhập khu vực và hội nhập kinh tế quốc tế đó đặt ra những thách thức to lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động kinh tế nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển quan hệ thương mại với các nước trên thế giới, các chủ doanh nghiệp phải nắm vững thông lệ buôn bán quốc tế, các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, nội dung ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương vận dụng các kiến thức phổ cập trên thế giới về thanh toán quốc tế và vận tải ngoại thương gắn với quản lý và kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam.
    Có được mặt hàng mong muốn cac doanh nghiệp phải thực hiên tốt “Hợp đồng mua bán ngoại thương”. Đây là bước quan trọng nhất trong kinh doanh, bởi tất cả mọi vấn đề đều được sử lý theo đúng hợp đồng mua bán ngoại thương, vì vậy chỉ cần một sai phạm rất nhỏ, hợp đồng không chặt chẽ cũng có thể dẫn đến thiệt hại lớn cho doanh nghiệp . Để tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra, các doanh nghiệp cần nắm thật vững các điều khoản, các quy định trong hợp đồng thương mại.
    Qua môn QUẢN LY VÀ NGHIỆP VỤ KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ em hiều thêm về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, đặc biệt là tầm quan trọng của bước kí hợp đồng ngoại thương. Dưới đây là các điều kiện của hợp đồng mua phôi thép của nhà máy thép Việt-Yvới công ty LG INTERNATIONLA (S'PORE) của SINGAPORE, để có thể làm rõ đôi chút về hợp đồng ngoại thương.

    PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HỢP ĐỒNG "MUA PHÔI CỦA NHÀ MÁY THÉP VIỆT - Ý"

    NỘI DUNG
    ​I. KHÁI NIỆM_ ĐỊNH NGHĨA_ CHỦ THỂ ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG:
    1. KHÁI NIỆM:
    Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, hợp đồng mua bán ngoại thương là loại văn bản giao dịch chủ yếu, quan trọngvà phổ biến nhất. Kết quả kinh doanh hàng hoá chủ yếu phụ thuộc vào hợp đồng mua bán.
    2. ĐỊNH NGHĨA:
    Trên thị trường thế giới có rất nhiều cách định nghĩa về hợp đồng mua bán ngoại thương. Theo điều 80 Luật TM Việt Nam hợp đồng mua bán ngoại thương là : “Hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài”. Trong khi đó Điều 1 Công ước Viên 1980 định nghĩa “ Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.
    Hợp đồng mua bán ngoại thương có đầy đủ những đặc điểm như mọi hợp đồng mua bán khác, cũng như một hợp đồng kinh tế ở trong nước. Sự khác nhau cơ bản của hợp đồng mua bán ngoại thương với các hợp đồng mua bán khác là ở chỗ hợp đồng mua bán ngoại thương có dấu hiệu quốc tế.
    3.CHỦ THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG:
    a. Chủ thể của hợp đồng (subject of vontract):
    _Một trong các bên ký hợp đồng là người nước ngoài, có trụ sở kinh doanh ở nước ngoài ( quốc tịch khác).
    _Chủ thể của hợp đồng phải có tư cách kinh doanh theo luật của nước đó
    _ Chủ thể của hợp có tư cách hành vi, năng lực hành vi.
    b.Đối tượng của hợp đồng:
    _Hàng hoá phải được phép mua bán theo luật của 1 trong 2 bên hợp đồng
    _Hàng hoá phải vượt qua “biên giới hải quan”
    *Nguyên tắc thoả thuận hợp đồng:
    _ Đồng thoả thuận ( cả hai bên thể hiện sự đồng ý của mình bằng văn bản hoăc lời nói)
    _ Thoả thuận măc nhiên (im lặng là đồng ý) điều này phụ thuộc vào văn hoá kinh doanh.
    II. CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA HỢP ĐỒNG _ VẬN DỤNG VÀO HỢP ĐỒNG “ MUA PHÔI THÉP CỦA NHÀ MÁY THÉP VIỆT_ Ý”
    1. CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA HỢP ĐỒNG
    Một hợp đồng ngoại thương cần tuân thủ theo 15 điều khoản sau:
    _Điều khoản tên hàng (commodity object of contract): là điều khoản quan trọng nhất của mọi đơn hàng, thư hỏi hàng, hợp đồng hoặc nghị định thư. Vì vậy người ta luôn tìm cách diễn đạt chính xác rõ ràng.
    _Điều khoản về số lượng (quantity of goods): nói lên mặt hàng được giao dịch, điều khoản này bao gồm vấn đề đơn vị tính số lượng (trọng lượng) của hàng hoá, phương pháp này quy định số lượng và khối lượng.
    _Điều khoản về chất lượng(quatity of goods): nói lên phẩm chất của đối tượng hàng hoá mua bán, nghĩa là tính năng (như lý tính, hoá tính, cơ tính, tính chất cơ lí), quy cách, kích cỡ, tác dụng, công suất, hiệu suất của hàng hoá đó.
    _Điều khoản về bao bì, đóng gói, ký hiệu, mã hiệu: do các bên thoả thuận với nhau về yêu cầu chất lượng của bao bì, các đóng gói hàng hoá, kí hiệu và mã hàng.
    _Điều khoản về cơ sở giao hàng (theo Incoterms 2000): xác định chi phí về vận tải từ người bán (người xuất khẩu) đến người mua ( người nhập khẩu) và phân định rủi ro tôn thất giữa các bên.
    _Điều khoản về giá cả (Pritcse clause; cost and pricing): là điều khoản đặc biệt quan trọng của hợp đồng ngoại thương, các bên mua bán đều tranh thủ đạt giá có lợi cho phía mình.
    _Điều khoản thanh toán (Payment, settlent): thoả thuận về nội dung ngoại tệ để tính toán, thời hạn trả tiền, phương thức trả tiền, phương thức thanh toán, hình thức thanh toán.
     
Đang tải...