Luận Văn Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả ngân hàng đầu tư

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh hướng đến việc xây dựng những kế hoạch, những quyết định một cách chủ động, linh hoạt hơn ngay cả đối với các mặt hoạt động hằng ngày của ngân hàng.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    – Nghiên cứu tình hình hoạt động cụ thể của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tại địa bàn tỉnh Hậu Giang qua các bảng số liệu, điều kiện thực tế .
    – Đánh giá giữa kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước .
    – Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch.
    – Tìm ra những nguyên nhân tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, từ đó đưa ra một số giải pháp thiết thực nhất nhằm giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro, đồng thời phát huy những thế mạnh sẵn có của mình.
    1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.3.1 Không gian
    Do thực tập tại BIDV – HG nên toàn bộ nguồn số liệu được lấy trên địa bàn tỉnh HG. Cụ thể tại Ngân hàng bao gồm các số liệu, quy định; tại website: www.haugiang.com.vn và các trang web có liên quan đến tỉnh Hậu Giang.
    Tuy nhiên do mỗi ngân hàng có những quy định, đặc thù riêng nên số liệu có phần hạn chế trong quá trình phân tích các chỉ tiêu.
    1.3.2 Thời gian
    Nhằm đảm bảo đề tài mang tính thực tế khi phân tích, các số liệu được lấy trong 3 năm gần nhất (2004 – 2005 – 2006).
    Thêm vào đó là thời gian thực tập 3 tháng (từ 05/3 đến 11/6/2007) tại Ngân hàng sẽ giúp em có cơ sở vững chắc nắm thông tin xác thực hơn, từ đó đưa ra những lý luận, giải pháp phù hợp với tình hình KT – XH của tỉnh Hậu Giang hơn.
    1.3.3 Đối tượng nghiên cứu (Nội dung)
    – Khái quát về đặc điểm tự nhiên và tình hình KT – XH tỉnh Hậu Giang
    – Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hậu Giang, sau đó đi vào phân tích từng hoạt động của ngân hàng (hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ) .
    – Cuối cùng là đưa ra một số biện pháp hữu hiệu nhất xuất phát từ điều kiện thực tế của ngân hàng.
    1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
    Qua tìm hiểu về các tài liệu có liên quan đến “Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh” ở thư viện, Trung tâm học liệu, em đã tìm được một số bài viết có nội dung tương tự như sau:
    1) Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty giày Cần Thơ – SVTH: Nguyễn Ngọc Điệp – Ngoại thương K27 – GVHD: Hứa Thanh Xuân
    – Phân tích tình hình tiêu thụ của Cty trong 3 năm 2002 – 2003 – 2004
    + Phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu hàng hóa
    + Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường xuất khẩu
    + Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ ở công ty
    – Phân tích tình hình thực hiện chi phí
    – Phân tích tình hình lợi nhuận, mối quan hệ C – V – P ở Công ty
    – Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoat động kinh doanh
    Bài viết cho thấy nội dung hoạt động của công ty:
    – Không ngừng phát triển việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo, sản xuất và kinh doanh các loại giày vải, dép xốp Eva. Đáp ứng ngày càng cao yêu cầu thị hiếu tiêu dùng của khách hàng trong nước và nước ngoài.
    – Bảo đảm việc ký kết và thực hiện các đơn đặt hàng ngày càng tăng để XK thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các khách hàng từ nước ngoài nhằm giải quyết tốt hơn nhu cầu đầu ra mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty.
    Tuy nhiên qua phân tích cho thấy công ty giày Cần Thơ hoạt động không hiệu quả. Nguyên nhân chính là do sản phẩm của công ty không có lợi thế cạnh tranh và gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía hàng hóa Trung Quốc dẫn đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty giảm.
    2) Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Vietcombank – Luận Văn Thạc sĩ kinh tế của Đỗ Trọng Phát do PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn TPHCM hướng dẫn.
    – Một số vấn đề về ngoại hối và cơ chế quản lý ngoại hối ở Việt Nam
    – Thị truờng ngoại hối, đặc điểm, vai trò nghiệp vụ trên TT ngoại hối
    – Tỷ giá hối đoái
    – Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh
    – Tính hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ
    – Giải pháp nâng cao hiệu quả ngoại hối và đẩy mạnh HĐKD ngoại tệ
    3) Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM trong xu thế hội nhập trên địa bàn Tp Cần Thơ – Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Nguyễn Thị Ánh Hồng – Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Trần Hoàng Ngân TPHCM
    – NHTM trong nền KTTT và những quy luật KT cơ bản trong nền KT
    Nghiệp vụ chủ yếu của NHTM
    + Nghiệp vụ tạo vốn – Nghiệp vụ nợ
    + Nghiệp vụ sử dụng vốn – Nghiệp vụ có
    + Nghiệp vụ trung gian, nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng
    – Hội nhập quốc tế và khu vực trong lĩnh vực ngân hàng
    + Cơ hội đối với ngân hàng Việt Nam trong xu thế hội nhập
    + Những thách thức đối với NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập.
    – Đánh giá sức cạnh tranh của NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập
    – Các nguyên tắc – yêu cầu hội nhập
    – Phân tích thực trạng hoạt động của ngân hàng rên địa bàn TPCT
    – Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng
    4) Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và phương thức nâng cao hiệu quả xuất khẩu tại Công ty TNHH Chế biến Thủy sản UT – XI Sóc Trăng
    Do điều kiện thực tế khách quan nên việc tìm kiếm những tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung rất khó, đa phần là những đề tài phân tích về tình hình tín dụng, tình hình huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ, thẻ Mặt khác việc nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Hậu Giang, một tỉnh mới tách hẳn hoàn toàn từ tỉnh Cần Thơ còn rất ít, chính vì vậy em quyết định chọn đề tài này nhằm phát triển và làm rõ thêm tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hậu Giang, đồng thời cũng thấy được hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng cụ thể – BIDV – HG qua việc thu hút và phân phối vốn cho các cá nhân, các đơn vị tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh.

    Chương 2

    PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU


    2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
    2.1.1 Một số phương pháp luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
    2.1.1.1 Khái niệm
    Hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích KT, XH đạt được từ quá trình HĐKD mang lại. Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả KT (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của DN hoặc của XH để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả XH (phản ánh những lợi ích về mặt XH đạt được từ quá trình HĐKD), trong đó hiệu quả KT có ý nghĩa quyết định. Phân tích đánh giá hiệu quả HĐKD là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng, nhằm làm rõ chất lượng HĐKD và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD ở ngân hàng.
    2.1.1.2 Ý nghĩa
    – Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêu KT mà mình đã đề ra.
    – Phát hiện khả năng tiềm tàng của ngân hàng.
    – Giúp NH nhìn nhận đúng khả năng, sức mạnh và thấy hạn chế của mình.
    – Là công cụ quan trọng cung cấp thông tin để điều hành hoạt động kinh doanh cho các nhà Quản trị ở ngân hàng một cách hiệu quả.
    – Phòng ngừa rủi ro.
    – Phân tích hữu dụng cho cả trong và ngoài ngân hàng.
    2.1.1.3 Nội dung
    – Đánh giá quá trình hướng đến kết quả kinh doanh (KQKD), KQKD có thể là KQKD đã đạt được hoặc kết quả của các mục tiêu trong tương lai cần phải đạt được với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và được biểu hiện qua các chỉ tiêu KT.
    – Phân tích HĐKD không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả kinh
    doanh thông qua các chỉ tiêu KT mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác
    động đến sự biến động của chỉ tiêu.
    2.1.1.4 Nhiệm vụ
    – Kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, toàn diện và khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã xây dựng của ngân hàng – Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó.
    – Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác khả năng tiềm tàng, khắc phục những tồn tại yếu kém của NH, góp phần mang lại hiệu quả KT cho địa phương
    – Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định
    2.1.2 Tổng quan về Ngân hàng thương mại
    2.1.2.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại
    NHTM là định chế tài chính trung gian kinh doanh quyền sử dụng vốn tiền tệ và hoạt động kinh doanh đó gắn liền với sự thăng trầm của nền kinh tế.
    Ở nước ta, pháp lệnh NHNN Việt Nam cho rằng: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.
    2.1.2.2 Chức năng của NHTM
    – Ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính
    – Ngân hàng thương mại là thủ quỹ của các doanh nghiệp
    – Ngân hàng thương mại “tạo ra” bút tệ
    2.1.3 Hoạt động huy động vốn
    Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để các NHTM hoạt động. Bằng nhiều hình thức (tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu), NHTM có thể huy động từ tiền nhàn rỗi nằm trong dân chúng và các DN.
    Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi vào NH thì được ngân hàng cấp cho một quyển sổ gọi là sổ tiết kiệm. Khách hàng có trách nhiệm quản lý sổ và mang theo khi đến ngân hàng để giao dịch.
    Tiền gửi tiết kiệm có 2 loại là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không có kỳ hạn. Mục đích của loại tiền gửi này của công chúng là nhằm để sinh lời
    từ tiền nhàn rỗi của mình.
    Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: là loại tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp. Loại tiền gửi này không nhằm vào mục đích lãi suất mà nhằm để thanh toán, chi trả trong kinh doanh.
    2.1.4 Hoạt động tín dụng
    2.1.4.1 Khái niệm và hình thức tín dụng
    a) Khái niệm
    Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay. Giữa họ có mối liên hệ với nhau thông qua quá trình vận động vốn tín dụng. Quá trình này được khái quát qua ba giai đoạn sau:
    – Giai đoạn 1: Cho vay (phân phối vốn tín dụng)
    Ở giai đoạn này vốn tiền tệ hoặc vật tư, hàng hóa được chuyển từ người cho vay sang người đi vay.
    – Giai đoạn 2: Sử dụng vốn đi vay
    Sau khi nhận được giá trị vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để thỏa mãn một mục đích nhất định. Tuy nhiên người đi vay đó không có quyền sở hữu giá trị đó mà chỉ được quyền sử dụng trong một thời gian nhất định.
    – Giai đoạn 3: Sự hoàn trả tín dụng + lãi suất
    Sự hoàn trả tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác.
    Sự hoàn trả này luôn luôn phải được bảo tồn về mặt giá trị và có phần tăng thêm dưới hình thức lợi tức.
    Vậy bản chất của tín dụng được thể hiện dưới hình thức vận động của vốn tiền tệ theo nguyên tắc có hoàn trả nhằm mục đích thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, nâng cao đời sống của người dân.
    b) Các hình thức tín dụng
    – Căn cứ vào thời hạn tín dụng: TD ngắn hạn, TD trung hạn và dài hạn
    – Căn cứ vào đối tượng tín dụng: TD vốn lưu động, TD vốn cố định
    – Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: TD sản xuất và lưu thông hàng hóa, TD tiêu dùng.
    – Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng: TD thương mại, TD ngân hàng, TD nhà nước
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...