Luận Văn Phân tích, đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt tại khu vực thị trấn Vĩnh Điện huyện Điện B

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Phân tích, đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt tại khu vực thị trấn Vĩnh Điện huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam qua một số chỉ tiêu hóa học


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1.Lý do chọn đề tài 1
    2. Nội dung đề tài: . 2
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN . 3
    1.1.GIỚI THIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3
    1.1.1.Nguồn nước ngầm . 3
    1.1.2. Nguồn nước mặt . 4
    1.1.3. Nước đại dương . 5
    1.1.4. Vòng tuần hoàn của nước 5
    1.1.5. Thành phần hóa học của nước 6
    1.1.6. Thành phần sinh học của nước 10
    1.2. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC . 12
    1.2.1. Khái niệm 12
    1.2.2. Sự ô nhiễm nguồn nước . 12
    1.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ PHƯƠNG
    PHÁP XÁC ĐỊNH . 16
    1.3.1. Các thông số vật lý 16
    1.3.2. pH . 17
    1.3.3. Độ axit . 17
    1.3.4. Độ bazơ . 17
    1.3.5. Độ cứng . 18
    1.3.6. Hàm lượng rắn 19
    1.3.7. Chỉ tiêu clorua . 19
    1.3.8. Chỉ tiêu COD – Nhu cầu oxy hóa học . 19
    1.3.9. Chỉ tiêu BOD _ Nhu cầu oxy sinh học . 20
    1.3.10. Hàm lượng Nitơ . 20
    1.3.11. Hàm lượng photpho . 20
    1.3.12. Chỉ tiêu vi sinh 21
    1.4. ĐÔI NÉT VỀ THỊ TRẤN VĨNH ĐIỆN- HUYỆN ĐIỆN BÀN- TỈNH QUẢNG
    NAM . 22
    1.4.1. Điều kiện tự nhiên . 22
    1.4.2. Điều kiện về khí tượng thủy văn 23
    1.4.3. Điều kiện thủy văn . 24
    1.4.4. Điều kiện về kinh tế xã hội 26
    1.4.5. Hệ thống cấp nước ở khu vực 27
    1.5. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ BẢO QUẢN MẪU TRƯỚC KHI PHÂN
    TÍCH TẠI PHÕNG THÍ NGHIỆM . 28
    1.5.1. Các dạng mẫu 28
    1.5.2. Phương pháp lấy mẫu 28
    1.5.3. Cách thức và tần suất lấy mẫu 28
    1.5.4. Các phương pháp lấy mẫu . 29
    1.5.5. Thiết bị lấy mẫu . 29
    1.6. ĐÁNH GIÁ SAI SỐ THỐNG KÊ TRONG PHÂN TÍCH . 29
    1.6.1. Nguyên nhân gây sai số . 30
    1.6.2. Các đại lượng để đánh giá sai số thống kê trong phân tích 30
    CHƯƠNG II: THỰC NGHIỆM . 32
    2.1. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, HÓA CHẤT 32
    2.1.1 Thiết bị và dụng cụ . 32
    2.1.2. Hóa chất 32
    2.2. PHA CHẾ DUNG DỊCH 33
    2.3. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
    NƯỚC. 35
    2.3.1. Độ pH 35
    2.3.2. Độ axit: 35
    2.3.3. Độ kiềm . 36
    2.3.4. Chỉ tiêu SS . 37
    2.3.5. Chỉ tiêu clorua . 37
    2.3.6. Độ cứng . 38
    2.3.7. Xác định COD theo KMnO4 38
    2.3.8. Xác định NH4+bằng phương pháp Nessler . 39
    2.3.9. Xác định NO3- 40
    2.3.10. Xác định PO43- . 40
    2.4. CÁC QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ SAI SỐ THỐNG KÊ . 41
    2.4.1. Sai số thống kê của quy trình xác định NH4+ 41
    2.4.2. Sai số thống kê của quy trình xác định NO3- 41
    2.4.3. Sai số thống kê của quy trình xác định PO43- 41
    2.4.4. Sai số thống kê của quy trình xác định các chỉ tiêu khác 42
    CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM . 43
    3.1. TIẾN HÀNH LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU
    CHẤT LƯỢNG NƯỚC . 43
    3.1.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu 43
    3.1.2. Nước sông Vĩnh Điện 44
    3.1.3. Nước ngầm 45
    3.1.4. Nước thủy cục . 45
    3.2. KẾT QUẢ 45
    3.2.1. Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước bề mặt (nước sông) . 46
    3.2.2. Kết quả phân tích các chỉ tiêu của nước giếng khoan . 48
    3.2.3. Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa học của nước giếng đào. . 50
    3.2.4. Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa học của nước thủy cục 52
    3.3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SAI SỐ THỐNG KÊ CỦA PHƯƠNG PHÁP . 54
    3.3.1. Sai số thống kê của quy trình xác định NO3- 54
    3.3.2. Sai số thống kê của quy trình xác định chỉ tiêu độ cứng . 55
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 56
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 57


    MỞ ĐẦU
    1.Lý do chọn đề tài
    Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con
    người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người
    như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người. Môi trường là nơi tồn tại
    của nhiều loài sinh vật và nhiều hệ sinh thái. Môi trường mang lại cho chúng ta
    nhiều tài nguyên vô cùng quý giá cùng với những lợi ích to lớn. Cuộc sống ngày
    càng phát triển, đời sống nhân dân càng tăng cao, đặc biệt là nền công nghiệp hiện
    đại làm cho môi trường sống ô nhiễm nhanh chóng. Theo các chuyên gia, tại Việt
    Nam hiện có khoảng hơn 35% dân số đang sống trong tình trạng thiếu nước sạch.
    Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do các nguồn nước của
    nước ta có dấu hiệu bị ô nhiễm nghiêm trọng, do nước thải từ các quá trình sản xuất,
    nước thải sinh hoạt.
    Thị trấn Vĩnh Điện- huyện Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam nằm trong trục tam
    giác Đà Nẵng -Hội An- Tam Kỳ, là trung tâm đầu mối giao thương khá phồn thịnh
    phía Bắc Quảng Nam. Tính chất đô thị ngày càng được thể hiện rõ nét và đặc biệt là
    đến năm 2015 Thị trấn Vĩnh Điện sẽ phát triển thành thị xã, đời sống của người dân
    ngày càng tăng cao, bên cạnh đó nhịp độ phát triển sôi động của các ngành nghề đã
    làm xuất hiện nhiều yếu tố tác động đến chất lượng môi trường. Dòng sông Vĩnh
    Điện là nơi xả thải của các hộ gia đình, trường học, các nhà máy và đặc biệt là hai
    bệnh viện lớn. Nước thải xả ra sông Vĩnh Điện không đạt tiêu chuẩn gây hôi thối, ô
    nhiễm nghiêm trọng. Do đó chất lượng nước ở thị trấn Vĩnh Điện – Điện Bàn là vấn
    đề nổi cộm được nhiều người quan tâm.
    Từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: “ Phân tích, đánh giá hiện trạng chất lượng
    nước sinh hoạt tại khu vực thị trấn Vĩnh Điện -huyện Điện Bàn- tỉnh Quảng Nam
    qua một số chỉ tiêu hóa học” để nắm bắt được tình trạng chất lượng của các nguồn
    nước sinh hoạt nhằm tìm ra các giải pháp hiệu quả giúp cho người dân nơi đây có
    nguồn nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn chất lượng nhằm đảm bảo sức khỏe.
    2
    2. Nội dung đề tài:
    1. Tìm hiểu về môi trường nước tại thị trấn Vĩnh Điện
    2. Tìm hiểu về tiêu chuẩn các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt
    3. Phân tích một số chỉ tiêu hóa học để đánh giá chất lượng nước sinh
    hoạt tại khu vực.
    4. Đánh giá thống kê sai số các quy trình phân tích
    .
    3



    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    1.1.GIỚI THIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC [1, 2, 3, 4]
    Trên bình diện toàn cầu, nước là một tài nguyên vô cùng phong phú nhưng nước
    chỉ hữu dụng với con người khi nó ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng dạng và đạt chất
    lượng theo yêu cầu. Hơn 99% trữ lượng nước trên thế giới nằm ở dạng không hữu
    dụng đối với đa số các mục đích của con người do độ mặn ( nước biển), địa điểm,
    dạng băng (băng hà).
    Nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống sinh vật. Nó là thành phần
    không thể thiếu của tất cả các tế bào sống. Nước tham gia vào hầu hết các hoạt động
    của sinh vật. Nước là phương tiện vận chuyển máu và chất dinh dưỡng ở động vật.
    Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước: nước trên mặt đất ( nước mặt), nước
    dưới đất (nước ngầm), nước trong khí quyển ( hơi nước). Nó bao gồm các loại:
    nước mặn, nước ngọt, hơi nước.
    Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống
    trên trái đất và cần thiết cho các hoạt động kinh tế - xã hội của loài người, cùng với
    các dạng tài nguyên thiên nhiên khác thì tài nguyên nước là một trong bốn nguồn
    lực cơ bản để phát triển kinh tế xã hội, là đối tượng lao động và là một yếu tố cấu
    thành của lực lượng sản xuất .
    Nước là thành phần cấu tạo nên sinh quyển, giữ vai trò quan trọng trong việc
    điều hòa khí hậu.
    Nước là một trong các nhân tố quyết định môi trường sống của con người “ở
    đâu có nước ở đó có sự sống”.
    1.1.1.Nguồn nước ngầm [1, 3]
    Nước dưới đất tồn tại trong các khoảng trống dưới đất, trong các khe nứt, các
    mao quản, thấm trong các lớp đất đá, có thể tập trung thành từng bể, thành bồn,
    thành dòng chảy trong lòng đất.
    Nước dưới đất chứa các hợp chất hòa tan từ các lớp đất đá mà nó chảy qua.
    Một phần nước dưới đất do mưa thấm trực tiếp xuống ngay trong và sau cơn mưa.
    Nước mưa khi rơi xuống đất thường mang theo các hợp chất hữu cơ và vô cơ, các vi



    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1] Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết, Sinh thái môi trường ứng dụng, NXB Khoa học và
    Kỹ thuật, Hà Nội, 2000
    [2] Đặng Kim Chi, Hóa học môi trường, NXB Giáo Dục
    [3] Phạm Thị Hà, Bài giảng các phương pháp phân tích quang học, Đại học Sư
    phạm Đà Nẵng, năm 2008.
    [4] Lê Quốc Hùng, Các phương pháp và thiết bị quan trắc môi trường nước, Viện
    Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2006
    [5] Phạm Luận, Sổ tay pha chế dung dịch, Trường đại học tổng hợp Hà Nội.
    [6] Lê Trình, Quan trắc và kiểm soát môi trường nước, NXB khoa học kỹ thuật
    [7] Giáo trình thí nghiệm phân tích môi trường, ĐHSP Đà Nẵng
    [8]Giáo trình kỹ thuật môi trường, Khoa môi trường, ĐHBK Đà Nẵng
    [9] Giáo trình thực hành quan trắc, Khoa Môi Trường, ĐHBK Đà Nẵng
    [10]Dương Thị Hạnh, Khóa luận tốt nghiệp, khoa hóa, ĐHSP Đà Nẵng.
    [11]http://www.dienban.gov.vn
    [12]http://www.google.com.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...