Luận Văn Phân tích đánh giá hàm lượng chì trong một số thực phẩm đóng hộp bán trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Phân tích đánh giá hàm lượng chì trong một số thực phẩm đóng hộp bán trên địa bàn thành phố Đà Nẵng


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1. Giới thiệu về nguyên tố chì . 3
    1.1.1. Trạng thái tự nhiên của chì . 3
    1.1.2. Một số tính chất vật lý và hóa học của chì 4
    1.1.3. Các hợp chất của chì 5
    1.1.4. Độc tính của chì . 6
    1.1.5. Vai trò, chức năng và sự nhiễm độc chì 7
    1.1.6. Triệu chứng ngộ độc cấp chì 8
    1.1.7. Nguồn gốc xuất hiện của chì trong đồ hộp . 9
    1.2. Các phương pháp xác định chì 9
    1.2.1. Phương pháp phân tích hoá học 9
    1.2.2. Phương pháp phân tích công cụ 11
    1.3. Phương pháp Von - ampe hòa tan xung vi phân .14
    1.3.1. Giới thiệu chung .14
    1.3.2. Nguyên tắc của phương pháp Von - ampe hòa tan xung vi phân .15
    1.3.3. Ảnh hưởng của các kim loại cùng kết tủa 16
    1.3.4. Điện cực làm việc màng thủy ngân được điều chế tại chỗ trên nền điện cực
    rắn đĩa quay 18
    1.3.5. Độ nhạy của phương pháp 18
    1.3.6. Tính chọn lọc của phương pháp 18
    1.3.7. Ưu điểm của phương pháp Von - ampe hòa tan xung vi phân .19
    1.4. Phương pháp vô cơ hóa mẫu 19
    1.4.1 Phương pháp vô cơ hóa mẫu khô (vô cơ hóa khô) .20
    1.4.2. Phương pháp vô cơ hóa ướt (phương pháp ướt) 20
    1.4.3. Phương pháp vô cơ hóa mẫu khô ướt kết hợp .21
    1.5. Đánh giá sai số thống kê của phương pháp 21
    CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM .24
    2.1. Giới thiệu dụng cụ, hóa chất, thiết bị .24
    2.1.1. Dụng cụ 24
    2.1.2. Hóa chất .24
    2.1.3. Thiết bị .24
    2.2. Pha chế dung dịch 25
    2.3. Quy trình lấy mẫu và vô cơ hóa mẫu 25
    2.3.1. Quy trình lấy mẫu .25
    2.3.2. Quy trình vô cơ hóa mẫu .26
    2.4. Quy trình thực nghiệm nghiên cứu điều kiện của quá trình vô cơ hóa mẫu .29
    2.4.1. Xác định lượng dung môi thích hợp để vô cơ hóa mẫu 29
    2.4.2. Quy trình khảo sát nhiệt độ nung mẫu đối với phương pháp khô ướt kết hợp 29
    2.4.3. Quy trình khảo sát thời gian nung mẫu đối với phương pháp khô ướt kết hợp29
    2.4.4. Quy trình xác định hàm lượng chì có trong hóa chất (mẫu trắng) 29
    2.5. Quy trình xác định hiệu suất thu hồi 30
    2.6. Quy trình đánh giá sai số thống kê của phương pháp phân tích 30
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
    3.1. Kết quả khảo sát lượng dung môi thích hợp để vô cơ hóa mẫu .31
    3.2. Kết quả khảo sát nhiệt độ, th ời gian nung m ẫu cho quá trình vô cơ hóa khô ướt k ết h ợp32
    3.2.1. Kết quả khảo sát nhiệt độ nung mẫu 32
    3.2.2. Kết quả khảo sát thời gian nung 32
    3.3. Kết quả phân tích mẫu trắng 33
    3.4. Quy trình phân tích 34
    3.5. Kết quả xác định hiệu suất thu hồi của phương pháp 34
    3.6. Kết quả đánh giá sai số thống kê của phương pháp 35
    3.7. Kết quả phân tích hàm lượng chì trong mẫu thực tế .36
    CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40
    4.1. Kết luận .40
    4.2. Kiến nghị .40
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 41



    1
    MỞ ĐẦU
    Hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại.
    Các loại thực phẩm rất đa dạng gồm rau, quả, thịt và các loại đồ hộp, .đáp ứng
    nhu cầu cung cấp trong mỗi bữa ăn hằng ngày của con người. Trong đó đồ hộp thực
    phẩm còn là thức ăn dự trữ cho nhân dân, khách du lịch, là loại hàng hóa không chỉ
    giúp bảo quản thực phẩm được trong thời gian dài hơn so với thực phẩm tươi mà
    nó còn giúp tiết kiệm thời gian chuẩn bị cho bữa ăn trong gia đình, đồng thời nó rất
    thuận tiện cho việc vận chuyển nên được trao đổi rộng rãi trên thị trường nội địa và
    quốc tế. Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của con người ngày càng lớn. Mỗi năm, lượng
    đồ hộp xuất hiện trên thị trường lên đến 200 tỷ hộp.
    Bên cạnh những ưu điểm đó thì người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến chất
    lượng của thực phẩm đóng hộp này, vì chất lượng của các thực phẩm này ngoài chịu
    ảnh hưởng của môi trường xung quanh, nó còn có thể nhiễm bẩn từ các bao bì để
    đóng hộp mà vấn đề đáng quan tâm là sự nhiễm bẩn kim loại nặng độc hại bởi các
    bao bì bằng sắt tây. Với hàm lượng tích tụ vượt ngưỡng cho phép, các kim loại nặng
    này có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngoài ra, vấn đề thịt siêu
    nạc chứa chất độc hại có nguồn gốc không rõ ràng được bán trên thị trường, các loại
    thịt này được dùng làm thực phẩm đóng hộp cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản
    phẩm và gây không ít hoang mang cho người tiêu dùng.
    Do đó, việc nghiên cứu và phân tích các kim loại nặng trong môi trường
    sống, trong thực phẩm và tác động của chúng tới cơ thể con người nhằm đề ra các
    biện pháp tối ưu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng là một việc vô cùng
    cần thiết. Nhu cầu về thực phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe đã trở thành nhu cầu thiết
    yếu, cấp bách và được toàn xã hội quan tâm.
    Cũng như các kim loại nặng khác, chì với hàm lượng lớn sẽ là chất độc gây
    cản trở một số quá trình sinh hóa trong cơ thể động vật và con người.
    Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Phân tích đánh giá hàm lượng
    chì trong một số thực phẩm đóng hộp bán trên thị trường Đà Nẵng” với các nội
    dung sau:
    1. Tìm hiểu về độc tính của Pb với sức khỏe con người.
    2
    2. Tìm hiểu về phương pháp Von – ampe hòa tan xung vi phân để xác định các
    kim loại.
    3. Phân tích, đánh giá hàm lượng Pb trong một số loại đồ hộp.
    3



    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Giới thiệu về nguyên tố chì [1],[12]
    1.1.1. Trạng thái tự nhiên của chì
    Trong bảng hệ thống tuần hoàn chì có kí hiệu là Pb, nằm ở ô thứ 82. Theo
    tiếng Latinh, Pb có nghĩa là Plumbum. Chì thuộc chu kì 6, phân nhóm chính nhóm IVA.
    Chì là nguyên tố ít phổ biến được con người phát hiện và sử dụng cách đây
    6000 năm, thường tồn tại ở trạng thái PbS là phổ biến. Ngoài ra còn có trong quặng:
    PbSO4, PbCO3, PbCl2, Pb3(PO4)2.Chì là kim loại mềm, dẻo, nặng, dễ cán mỏng, dễ cắt và dễ định hình. Chì có
    màu trắng xanh khi mới cắt và chuyển sang màu xanh xám khi tiếp xúc với không
    khí. Chì có cấu trúc tinh thể lập phương, chì có độc tính cao.
    Chì là kim loại ít hoạt động, bị thụ động hóa bởi H2O, HCl, H2SO4 loãng,
    HNO3 đặc, không phản ứng với hidrat ammoniac. Chì là chất khử yếu, tan được nhờ
    tác dụng với H2SO4 đặc, HNO3 loãng và bị oxi, halogen oxi hóa.
    Chì được dùng nhiều trong công nghiệp từ ngày xưa và ngày nay. Trong
    công nghiệp, chì được sử dụng trong sản xuất sơn, ắc – quy chì trong xe hơi, làm
    nguyên liệu trong luyện kim chì, làm chất xúc tác trong sản xuất polime, bảo vệ
    khỏi tia phóng xạ.
    Hợp kim Sn – Pb nóng chảy được dùng làm hợp kim hàn.
    Hợp kim Sn – Cu – Pb dùng làm ổ trục, ổ bi trong các động cơ.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1] Nguyễn Thị Ngọc Ấn, Đánh giá hiện trạng ô nhiễm chì trong rau xanh ở thành
    phố Hồ Chí Minh, Tạp chí phát triển KHCN, tập 10, số 7, Trường Đại học Khoa
    học Tự nhiên, ĐHQG – HCM, 2007.
    [2] Lê Huy Bá, Độc học môi trường, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2000.
    [3] Phạm Thị Hà, Các phương pháp phân tích quang học, Đại học Sư phạm – Đại
    học Đà Nẵng, 2008.
    [4] Phạm Thị Thu Hà, Nghiên cứu xác định Cd và Pb trong thảo dược và sản phẩm
    của nó bằng phép đo phổ hấp thụ nguyên tử, Luận văn thạc sỹ, 2006.
    [5] Trần Văn Hòa, Nghiên cứu xác định đồng thời hàm lượng chì và cadimi trong
    một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ vùng biển Đà Nẵng bằng phương pháp Von –
    ampe hòa tan xung vi phân, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân sư phạm, 2007.
    [6] Trần Thị Thu Hương, Nghiên cứu xác định hàm lượng cadimi, chì ở một số đại
    diện của động vật thân mềm chân bụng vùng biển Đà Nẵng bằng pp Von – ampe
    hòa tan xung vi phân, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân sư phạm, 2007.
    [7] Phạm Luận, Giáo trình cơ sở của các kỹ thuật xử lý mẫu phân tích - Phần 1,2,
    Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2001/2004.
    [8] Lê Thị Mùi, Hóa học phân tích định lượng, Đà Nẵng, 2007.
    [9] Hồ Viết Quý, Các phương pháp phân tích công cụ trong hóa học hiện đại,
    NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007.
    [10] Lê Ngọc Tú, Độc tố và an toàn thực phẩm, Nxb Khoa học và kĩ thuật, 2006.
    [11] Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 46/ 2007), về chất lượng các loại thực phẩm
    [12] http://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BA%BDm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...