Chuyên Đề Phân tích , đánh giá các điều cấm của pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, thực trạn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU CẤM CỦA PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH, THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC NÂNG CAO VÀ HIỆU QUẢ THI HÀNH

    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của du lịch ở Việt Nam đã có nhiều tác động tích cực đối với đời sống kinh tế và chính trị trên cả nước. Có thể nói ngưòi dân Việt Nam đã nhận thức rất rõ về tính tất yếu phải ưu tiên đầu tư cho phát triển du lịch. Các địa phương làm du lịch, doanh nghiệp làm du lịch, người dân làm du lịch đã tạo nên một thị trường du lịch thật sự sôi động và hấp dẫn.
    Tuy nhiên, sự phát triển một cách ồ ạt và không kiểm soát của du lịch đã nhanh chóng qua đi nhường chỗ cho những cân nhắc rất thận trọng trong quy hoạch và phát triển ngành du lịch một cách bền vững. Thực tế những gì đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta đã chứng minh rất sinh động về “hiệu ứng hai mặt” của ngành công nghiệp được xem là không khói này đối với môi trường. Trong quá trình hình thành và phát triển du lịch, mối quan hệ nhân quả của các tác động qua lại giữa du lịch và môi trường diễn ra rất chặt chẽ. Sự phát triển du lịch không bền vững gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường, và một khi chất lượng môi trường bị suy thoái, sự giảm sút sức hấp dẫn của du lịch là điều khó tránh khỏi. Như vậy, một khi môi trường, bao gồm cả môi trường tự nhiên và nhân văn, được nhìn nhận là tài sản vô giá của khu du lịch thì nhu cầu bảo vệ môi trường là điều tất yếu. Các biện pháp, chính sách và công cụ quản lý môi trường phải được xúc tiến để duy trì và nâng cao chất lượng môi trường.
    Vì vậy, chuyên đề “Phân tích, đánh giá các điều cấm của pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả thi hành” được nghiên cứu thực hiện là rất cần thiết, góp phần đánh giá và đưa ra các giải pháp thực thi hiệu quả các điều cấm của pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, giúp các nhà quản lý môi trường và quy hoạch du lịch có các công cụ và chính sách đưa ngành du lịch Việt Nam phát triển một cách bền vững.


    PHẦN I
    QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH
    Du lịch thế giới phát triển mạnh và trở thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước. Năm 2010 dự báo thế giới có trên 1 tỷ người đi du lịch. Du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống dân cư và trong xã hội và là một trong những ngành kinh tế phát triển nhất trên thế giới.
    Nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao, và ngày càng quan tâm tới điều kiện về an toàn và sức khỏe, xu hướng khách chỉ chọn những điểm đến, những cơ sở dịch vụ du lịch quan tâm đến bảo vệ môi trường. Chỉ những nơi môi trường xanh - sạch - đẹp với những sản phẩm an toàn mới có thể có sức cạnh tranh thu hút khách và từ đó các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư địa phương mới có thể thu lợi từ du lịch. Hiện nay, do quá trình công nghiệp hóa, dân số ngày càng tăng, vấn đề đô thị hóa và nạn xây dựng tràn lan không theo quy hoạch, kế hoạch dẫn tới việc khai thác và sử dụng quá mức làm cạn kiệt tài nguyên, gia tăng các chất thải và khí thải, nước thải, tiếng ồn làm ô nhiễm và xuống cấp môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của cả cộng đồng dân cư.
    Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cấp bách không chỉ của ngành du lịch mà của các cấp, các ngành, toàn xã hội, của các quốc gia để phát triển du lịch bền vững, nâng cao đời sống xã hội của từng địa phương, từng ngành và của từng người dân sống trong xã hội.
    Mặc dù ngành du lịch được hình thành và phát triển ở Việt Nam trong hơn 45 năm qua, song hoạt động du lịch chỉ thực sự diễn ra sôi động kể từ thập kỉ 90 đến nay gắn liền với chính sách mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước. Du lịch Việt Nam phát triển đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội phát triển, tăng tỉ trọng của ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân; khôi phục nhiều ngành nghề và lễ hội truyền thống ở nhiều nơi; làm thay đổi cơ bản diện mạo các đô thị, nông thôn và đời sống của cộng đồng dân cư. Những hiệu quả này lại tác động tích cực thúc đẩy toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp phát triển du lịch, tạo nhiều việc làm mới, góp phần tăng trưởng kinh tế, hạn chế sự tác động của xã hội đến môi trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...