Thạc Sĩ Phân tích dạng kim loại chì (Pb) và Cadium (Cd) trong đất và trầm tích bằng phương pháp quang phổ hấ

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi taitailieu_16, 23/5/12.

  1. CẤU TRÚC LUẬN VĂN


    MỞ ĐẦU

    Trong những năm gần đây, khi thế giới đang đang trên con đường phát triển ở mức toàn cầu hóa thì vấn đề ô nhiễm môi trường được đặt ra hết sức cấp thiết. Tốc độ ô nhiễm ngày càng nhanh, mức độ ngày càng trầm trọng đã ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái toàn cầu, và vấn đề ô nhiễm kim loại nặng như cadimi (Cd), chì (Pb) trong các môi trường đất, nước, không khí đã tác động đến sức khỏe con người và các sinh vật, gây ra sự phá vỡ nhiều quá trình chuyển hóa và cân bằng sinh thái do độc tính và khả năng tích luỹ của chúng. Những nguyên tố này, khác với hầu hết các chất gây ô nhiễm khác, không phân hủy sinh học và không trải qua một chu kỳ sinh thái sinh học chung mà trong đó nước tự nhiên là những con đường chính [43].
    Kim loại trong đất và trầm tích có thể bị hòa tan và đi vào môi trường nước tùy thuộc vào các điều kiện hóa lý của nước như: Hàm lượng tổng các muối tan, trạng thái oxi hóa khử, các chất hữu cơ tham gia tạo phức với kim loại . [31], [42], [43], [48].
    Tùy thuộc vào thành phần cấu tạo và các điều kiện địa chất, kim loại nặng có thể được phân chia thành các dạng hóa học khác nhau có liên quan với một loạt các pha hữu cơ và vô cơ. Nhiều công bố đã tập trung vào việc nghiên cứu hàm lượng tổng kim loại trong đất và trầm tích [2], [27], [35], [37], [38], [46]. Tuy nhiên, nó không thể cung cấp đủ thông tin về sự biến đổi, khả năng đáp ứng sinh học và độc tính của kim loại. Độc tính và mức độ ảnh hưởng sinh học của chúng không chỉ phụ thuộc vào hàm lượng tổng của chúng mà còn phụ thuộc vào các dạng hóa học mà chúng tồn tại, gọi là các dạng của kim loại [23], [47], [48]. Khi kim loại tồn tại ở dạng trao đổi hoặc cacbonat thì khả năng đáp ứng sinh học tốt hơn so với kim loại được lưu giữ trong cấu trúc tinh thể của trầm tích [23], [24], [25], [26], [28], [47],[51].

    Chính vì vậy, việc phân tích hàm lượng tổng số các kim loại nặng chưa đủ để đánh giá mức độ gây ra ô nhiễm môi trường mà vấn đề là ở việc phân tích dạng hóa học (trạng thái tồn tại) của các kim loại nặng để thấy các dạng đó có liên quan tớimức độ độc như thế nào.

    Trong những năm qua, với việc sử dụng các kĩ thuật và công cụ phân tích hiện đại, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về mức độ ô nhiễm kim loạinặng trong đất và trầm tích [20  23], [26  28], [31], [32], [35], [38  42], [44 51].

    Ở nước ta cũng đã có một số công trình bước đầu phân tích dạng tồn tại của các kim loại nặng trong các môi trường và thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà phân tích [1], [9], [10], [17], [36].
    Có nhiều phương pháp đã được lựa chọn nhưng xét về độ nhạy, độ chọn lọc, khả năng phân tích một loạt mẫu ở các đối tượng khác nhau và về mặt kinh tế thì phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử được đánh giá cao hơn cả.
    Do vậy đứng trước thực trạng ô nhiêm môi trường ngày càng gia tăng và sự cần thiết của việc phân tích dạng các kim loại phục vụ việc đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường mà chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích dạng kim loại chì (Pb) và cadimi (Cd) trong đất và trầm tích bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử”.
    Với Môc tiêu đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:

    - Phân tích xác định hàm lượng tổng và dạng của kim loại Pb và Cd trongđất và trầm tích.

    - Đánh giá và so sánh kết quả thu được với những nghiên cứu trước đã thamkhảo trong các tài liệu.

    Ý nghĩa khoa học của đề tài:

    - Góp phần nghiên cứu phát triển, hoàn thiện và mở rộng phạm vi ứng dụng của các phương pháp hóa lý hiện đại trong việc phân tích dạng tồn tại của các nguyên tố kim loại.
    - Tạo cơ sở cho việc xây dựng các tiêu chuẩn môi trường dựa trên sự tồn tại các dạng có độc tính và mức độ đáp ứng sinh học khác nhau của các nguyên tố kimloại trong môi trường

    - Luận văn được thực hiện bằng phương pháp thực nghiệm. Các nội dungcủa luận văn được thực hiện tại Phòng Hóa phân tích -Viện Hóa học – Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam.

    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình vẽ, đồ thị
    Đặt vấn đề 1
    CHưƠNG 1: TỔNG QUAN 4
    1.1 Một số quy trình phân tích và sự phân chia các dạng kim loại 4
    1.1.1 Một số quy trình phân tích dạng kim loại 4
    1.1.2 Sự phân chia các dạng kim loại 7
    1.2 Giới thiệu chung về nguyên tố chì và cadimi 8
    1.2.1 Tính chất lý - hóa học của nguyên tố chì 8
    1.2.1.1 Tính chất của đơn chất 8
    1.2.1.2 Hợp chất của chì 9
    1.2.1.3 Một số ứng dụng và tác hại của chì 11
    1.2.2 Tính chất lý - hóa học của nguyên tố cadimi 12
    1.2.2.1 Tính chất của đơn chất 12
    1.2.2.2 Hợp chất của cadimi 12
    1.2.2.3 Một số ứng dụng và tác hại của cadimi 14
    1.3 Các phương pháp định lượng chì, cadimi 15
    1.3.1 Phương pháp phân tích hóa học 15
    1.3.1.1 Phương pháp phân tích khối lượng 15
    1.3.1.2. Phương pháp phân tích thể tích 15
    1.3.2 Phương pháp phân tích công cụ 16
    1.3.2.1 Phương pháp điện hoá 16
    1.3.2.2 Phương pháp quang phổ 18
    1.4 Giới thiệu về phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử [12, 14] 20
    1.5 Khái quát một số đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xă hội lưu vực sông Nhuệ -
    sông Đáy [4] 2 2
    1.5.1 Các nguồn thải gây ô nhiễm chủ yếu môi trường nước lưu vực sông Nhuệ -
    sông Đáy 23
    1.5.2 Hiện trạng chức năng môi trường nước lưu vực sông 25
    CHưƠNG 2: THỰC NGHIỆM 28
    2.1 Đối tượng nghiên cứu 28
    2.2 Nội dung nghiên cứu 30
    2.3 Lấy mẫu và xử lư mẫu 31
    2.3.1 Lấy mẫu 31
    2.3.2 Gia công mẫu 31
    2.4 Trang thiết bị và hóa chất 31
    2.4.1 Trang thiết bị 31
    2.4.2 Hóa chất 32
    2.4.3 Chuẩn bị hóa chất và dung dịch chuẩn 32
    2.5 Xử lý thống kê kết quả thu được 33
    CHưƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 34
    3.1 Khảo sát ảnh hưởng của nền đến phép đo ngọn lửa 34
    3.2 Khảo sát tỉ lệ khí cháy trong phép đo ngọn lửa 41
    3.2.1 Đo nguyên tố chì 41
    3.2.2 Đo nguyên tố cadimi 42
    3.3 Khảo sát tốc độ hút mẫu trong phép đo ngọn lửa 42
    3.3.1 Đo nguyên tố chì 42
    3.3.2 Đo nguyên tố cadimi 43
    3.4 Khảo sát chiều cao đèn nguyên tử hóa trong phép đo ngọn lửa 43
    3.4.1 Đo nguyên tố chì 43
    3.4.2 Đo nguyên tố cadimi 44
    3.5 Khảo sát giới hạn phát hiện (GHPH) trong phép đo ngọn lửa 44
    3.5.1 Giới hạn phát hiện nguyên tố chì 44
    3.5.2 Giới hạn phát hiện nguyên tố cadimi 45
    3.6 Xây dựng đường chuẩn trong phép đo ngọn lửa 46
    3.6.1 Xây dựng đường chuẩn định lượng nguyên tố chì 46
    3.6.2 Xây dựng đường chuẩn định lượng nguyên tố cadimi 47
    3.7 Xây dựng đường chuẩn trong phép đo lò Graphit 48
    3.7.1 Xây dựng đường chuẩn định lượng nguyên tố chì 48
    3.7.2 Xây dựng đường chuẩn định lượng nguyên tố cadimi 48
    3.8 Khảo sát giới hạn phát hiện (GHPH) trong phép đo không ngọn lửa 49
    3.8.1 Đo nguyên tố chì 49
    3.8.2 Đo nguyên tố cadimi 50
    3.9 Phân tích dạng chì và cadimi trong mẫu trầm tích và mẫu đất 51
    3.9.1 Phân tích xác định dạng chì và cadimi trong mẫu trầm tích và mẫu đất 51
    3.9.2 Phân tích xác định hàm lượng tổng số chì và cadimi trong trầm tích và đất
    52
    3.10 Đánh giá độ chính xác của phương pháp 65
    KẾT LUẬN 66
    Công trình đã công bố 68
    Tài liệu tham khảo 69
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...