Luận Văn Phân tích, đáng giá tình hình huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.1.1. Mục tiêu chung
    Mục tiêu chung của đề tài là phân tích tình hình huy động vốn, cho vay vốn của Ngân hàng, qua đó đánh giá những điểm mạnh và những mặt còn hạn chế, để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động, cho vay vốn tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cái Khế.
    1.1.2. Mục tiêu cụ thể
    + Phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn của Ngân hàng.
    + Phân tích, đánh giá tính hình cho vay vốn của Ngân hàng.
    + Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động huy động và cho vay vốn của ngân hàng.

    CHƯƠNG 2PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
    2.1.1. Một số cơ sở lý thuyết về vốn
    2.1.1.1. Khái niệm về nguồn vốn và huy động vốn
    Đối với một tổ chức kinh doanh tiền tệ thì vốn là điểm khởi đầu, là cơ sở để tổ chức tín dụng đó thực hiện các nghiệp vụ. Một tổ chức tín dụng có nguốn vốn lớn phần nào cũng thể hiện qua qui mô hoạt động, sự chi phối thị trường tín dụng cũng như uy tín của tổ chức đó.
    Nguồn vốn không chỉ giúp cho ngân hàng hoạt động kinh doanh mà còn góp phần trong việc đầu tư phát triển kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế nói chung.
    Vốn của tổ chức tín dụng chính là mọi ngồn vốn mà Ngân hàng thương mại có được hoặc có thể huy động được nhằm phục vụ cho nhu cầu hoạt động tín dụng và các nghiệp vụ khác.
    2.1.1.2. Vai trò của nguồn vốn và ý nghĩa của công tác huy động vốn
    - Vai trò của nguồn vốn: Nguồn vốn của một ngân hàng sẽ cho biết độ lớn, sức mạnh kinh tế ban đầu của một chủ thể trong một chu kỳ hoạt động kinh doanh. Vốn là điều kiện pháp lý cơ bản đồng thời là yếu tố tài chính quan trọng nhất trong việc đảm bảo hoạt động. Việc huy động vốn nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến qui mô nguồn vốn tăng hay giảm. Trong đa số trường hợp tăng hay giảm vốn sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định cho vay và đầu tư, mở rộng hay thắt chặt tín dụng. Vì vậy, công tác nguồn vốn là không thể thiếu đối với một ngân hàng thương mại nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng.
    - Ý nghĩa của công tác huy động vốn: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả. Và Ngân hàng sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ khác như: thanh toán chiết khấu, chi trả séc .
    Như vậy, công tác huy động vốn có tác dụng quyết định đến các nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng, thanh toán của Ngân hàng thương mại. Với mục tiêu đạt được lợi nhuận cao trong việc kinh doanh tiền tệ. Do đó, Ngân hàng phải phối hợp chiến lược huy động vốn và các chiến lược khác với nhau. Trong cơ chế thị trường ngày nay, công tác huy động thu hút vốn giữa các Ngân hàng thương mại có sự cạnh tranh rất gay gắt. Mỗi Ngân hàng đề đua nhau tăng lãi suất huy động để thu hút nguồn vốn từ người dân. Do nguốn vốn là một phần cho sự sống còn nên các Ngân hàng đều có một chiến lược thu hút vốn riêng bằng nhiều giải pháp khác nhau. Vì vậy có thể nói công tác huy động vốn có ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại của Ngân hàng.
    2.1.1.3. Các hình thức huy động vốn
    a. Vốn tiền gửi
    - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại Ngân hàng. Nó bao gồm một bộ phận vốn tiền nhàn rỗi được giải phóng ra khỏi quá trình luân chuyển vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng cho những mục tiêu định sẵn vào một thời điểm nhất định. Các tổ chức kinh tế thường gửi dưới các hình thức:
    + Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán): Là loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho Ngân hàng, và Ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng.
    + Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có sự thoả thuận về thời hạn rút ra giữa Ngân hàng và khách hàng.
    - Tiền gửi của dân cư: Là một bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gửi tại Ngân hàng. Tiền gửi của dân cư bao gồm:
    + Tiền gửi tiết kiệm: Là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi suất theo qui định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo qui định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Đây là hình thức huy động truyền thống của Ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư được chia làm hai loại: Tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không có kỳ hạn.
    + Tài khoản tiền gửi cá nhân: Cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng và thực hiện các gia dịch, thanh toán qua Ngân hàng. Vì vậy, tài khoản tiền gửi cá nhân cũng góp phần tăng cường nguồn vốn cho các Ngân hàng thương mại, khi đời sống vật chất của người dân được nâng lên nên càng có nhiều cá nhân mở tài khoản tiền gửi.
    + Tiền gửi khác: Tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước .
    b. Vốn huy động thông qua các chứng từ có giá
    Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác định nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một khoảng thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua.
    - Giấy tờ có giá ngắn hạn: Là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một năm bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ ngắn hạn khác.
    - Giấy tờ có giá dài hạn: Là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên kể từ khi phát hành đến hết hạn, bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác.
    c. Nguồn vốn đi vay của các Ngân hàng khác
    Là nguồn vốn được hình thành bởi các mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau, hoặc giữa các tổ chức tín dụng với Ngân hàng Nhà nước. Nguồn vốn vay bao gồm:
    Nguốn vốn vay của các tổ chức tín dụng khác: Trong quá trình kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có lúc phát sinh tình trạng tạm thời thừa vốn, và ngược lại cũng phát sinh tình trạng tạm thời thiếu vốn. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng không tránh khỏi tình trạng đó, có lúc Ngân hàng tập trung huy động được vốn nhưng lại không cho vay hết, trong khi đó vẫn phải trả


    1.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.2.1. Địa bàn nghiên cứu
    Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cái Khế. Cụ thể là các thông tin được thu thập tại phòng kế toán tổng hợp của Ngân hàng. Bên cạnh đó các thông tin từ môi trường kinh tế của địa phương chủ yếu là thu thập qua sách báo và các văn bản.
    1.2.2. Thời gian nghiên cứu
    Đề tài được thực hiện và hoàn thành trong thời gian thực tập từ ngày 11/02/2008 đến ngày 25/04/2008. Thời gian nghiên cứu từ năm 2005-2007, số liệu về huy động vốn và cho vay của Ngân hàng được thu thập trong 3 năm 2005, 2006 và 2007.
    1.2.3. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là huy động vốn và cho vay vốn của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cái Khế. Trên cơ sở phân tích tình hình huy động và cho vay vốn, để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trong những năm tới. Giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu trong 3 năm 2005, 2006 và 2007.
    1.3. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
    - Luận văn tốt nghiệp, Rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cái Khế. (Nguyễn Hoàng Thành - 2007). Với đề tài này cho tôi những thông tin về hoạt động tín dụng của Ngân hàng, và một số thông tin chính về giới thiệu khái quát về Ngân hàng. Trên cơ sở đó tôi sẽ có một cái nhìn rõ hơn về hoạt động tín dụng của Ngân hàng và vai trò thiết thực của Ngân hàng trong việc hạn chế cho vay có rủi ro cao hay có khả năng mất vốn.
    - Tiểu luận tốt nghiệp, Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cái Khế. (Nguyễn Thị Nhã Phương - 2007) Đọc qua đề tài tôi có thể rút ra được một số kinh nghiệm khi phân tích về huy động và cho vay vốn. Tuy đề tài còn nhiều hạn chế trong cách phân tích, nhưng nó cũng giúp tôi có thể phát triển những ý tưởng và tránh những sai sót đó, khi phân tích trong đề tài của mình .
    - Luận văn tốt nghiệp, Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Phú Tân (Nguyễn Thị Ngọc Điệp-2007). Với đề tài này đã cho tôi rõ hơn về cách phân tích và có một cách nhìn chính xác hơn về hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng quyết định tới sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...