Luận Văn Phân tích đăc khu kinh tế, bài học cac đặc khu kinh tế Trung quốc áp dụng ở VN

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Trang
    lời nói đầu 1
    Chương I. khái quát chung về đặc khu kinh tế 5
    I.Sự hình thành và phát triển của ĐKKT 5
    1.Sự ra đời của khu kinh tế tự do 5
    2.Các loại hình khu kinh tế tự do 9
    2.1. Nhóm các khu kinh tế tự do mang tính chất thương mại 10
    2.1.1 Khu thương mại tự do 10
    2.1.2. Cảng tự do 11
    2.2. Nhóm các khu kinh tế tự do mang tính chất công nghiệp 11
    2.2.1. KCN tập trung 12
    2.2.2. KCX 12
    2.2.3. Trung tâm khoa học-công nghệ 13
    2.3. Nhóm các khu kinh tế tự do mang tính tổng hợp 13
    3. ĐKKT – Hình thức đặc thù của khu kinh tế tự do 15
    3.1. Khái niệm 15
    3.2. Đặc điểm 16
    II. Vai trò của ĐKKT 17
    1. Đối với nước chủ nhà 18
    2. Đối với nhà đầu tư nước ngoài 20
    Chương II. thành công của Trung Quốc trong thành lập các ĐKKT 23
    I.Thành lập và quản lý các ĐKKT tại Trung Quốc 23
    1. Quá trình thành lập các ĐKKT 23
    1.1. ĐKKT trong chiến lược cải cách kinh tế của Trung Quốc 23
    1.2.ý nghĩa xây dựng ĐKKT của Trung Quốc 28
    1.3.Quá trình xây dựng các ĐKKT 29
    1.4. Chi phí thành lập ĐKKT 30
    2. Quản lý nhà nước đôi với ĐKKT 32
    2.1. Quản lý hành chính về ĐKKT 32
    2.2. Hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động tai các ĐKKT 34
    2.3. Phê duyệt và đăng ký cho các dự án đầu tư nước ngoài 35
    2.4. Quản lý nhà nước về hải quan và kiểm tra biên giới 36
    3. Các chính sách ưu đãi tại các ĐKKT 37
    3.1. Các chính sách ưu đãi về Thuế 38
    3.2. Chính sách về lao động và tiền lương 41
    3.3. Các chính sách ưu đãi về tiền tệ ,tín dụng, ngân hàng, ngoại hối 42
    3.4. Chính sách đất đai 43
    3.5. Chính sách về thị trường tiêu thụ sản phẩm 45
    II. Đánh giá thành công của các ĐKKT Trung Quốc 46
    1.Khái quát chung các thành tựu 46
    1.1. Thành công trong xây dựng cơ sở hạ tầng 46
    1.2. Thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài 48
    1.3.Thành công trong thúc đẩy xuất khẩu 49
    1.4. Đóng góp trong tổng sản phẩm quốc dân và việc làm của người lao động 50
    2.Thành công của từng đặc khu 50
    2.1. ĐKKT Thâm Quyến 50
    2.2. ĐKKT Chu Hải 53
    2.3. ĐKKT Sán Đầu 54
    2.4. ĐKKT Hạ Môn 55
    2.5. ĐKKT Hải Nam 56
    3. Một số vấn đề tồn tại trong quá trình hình thành và phát triển
    các ĐKKT 57
    Chương III. bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 61
    i. Khả năng áp dụng mô hình ĐKKT ở Việt Nam 61
    1. Đánh giá ưu nhược điểm của ĐKKT 61
    1.1. Ưu điểm 61
    1.2. Nhược điểm 63
    2. Sự cần thiết hình thành ĐKKT tại Việt Nam 64
    3. Thuận lợi và khó khăn 68
    3.1. Thuận lợi 68
    3.2. Khó khăn 71
    4. Chủ trương thành lập ĐKKT của Việt Nam 72
    II. Kinh nghiệm cho Việt Nam từ thành công của Trung Quốc trong thành lập các ĐKKT 75
    1. Sự quyết tâm cao độ của Chính phủ 75
    2.Chuẩn bị một môi trường đầu tư tốt 78
    3.Dịch vụ một cửa 78
    4.Tận dụng ưu thế 79
    5.Tận dụng thời cơ 83
    Kết luận 85


    Lời nói đầu
    Hiện nay trên thế giới đang diễn ra quá trình cải cách kinh tế sâu rộng ở hầu hết các nước XHCN. Việc chuyển sang các quan hệ thị trường ở những nước này đã được xác định và tiến hành. Mỗi nước đều tiến hành những biện pháp cải cách mang sắc thái riêng phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội và địa lí của mình nhằm xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đích thực. Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng một số nước đã đạt được những thành công nhất định trong các lĩnh vực phát triển kinh tế khác nhau như quản lý kinh tế, quan hệ sở hữu, tư nhân hoá và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
    Không phải ngẫu nhiên mà giới khoa học kinh tế rất quan tâm đến cái gọi là con đường Trung Quốc (China’s road). Quả thật Trung Quốc có sức hấp dẫn đặc biệt với những nước định hướng XHCN. ở đây người ta thấy cùng hoàn cảnh xuất phát điểm tư duy kinh tế mới và tính chân lý của nó sau một thời gian cải cách và mở cửa nền kinh tế. Những thành công của Trung Quốc về cải cách kinh tế nói chung và các đặc khu kinh tế (ĐKKT) nói riêng đã được thừa nhận rộng rãi ở bên trong cũng như bên ngoài nước này. Sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc và sự phát triển thần kỳ của các ĐKKT được coi là một hiện tượng nổi bật của kinh tế thế giới cuối thế kỷ XX. ĐKKT – một loại hình khu kinh tế tự do mang tính chất tổng hợp được tổ chức theo hình thức cao nhất, đầy đủ nhất về khu kinh tế tự do – ngày càng thể hiện rõ ưu thế của mình trong thu hút đầu tư nước ngoài, là nơi hội tụ tốt nhất các yếu tố bên trong và các nguồn lực bên ngoài, là giải pháp về vốn, công nghệ và Kỹ năng quản lý để công nghiệp hoá- hiên đại hoá (CNH-HĐH) đất nước. Đẩy mạnh cải cách và phát triển mô hình kinh tế hướng ra bên ngoài với biện pháp xây dựng các ĐKKT theo mô hình của Trung Quốc đang là một trong những vấn đề được nhiều nước quan tâm nghiên cứu thực hiện.
    Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Để đạt được các chỉ tiêu kinh tế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam cần mở cửa hơn nữa, đẩy mạnh hơn nữa CNH-HĐH hướng về xuất khẩu. Để CNH-HĐH đất nước hướng về xuất khẩu cần một lượng vốn đầu tư rất lớn nhưng khả năng của Việt Nam chỉ tự đáp ứng được một phần trong khi hỗ trợ phát triển chính thức và tài trợ của các tổ chức quốc tế đều có hạn, vì vậy chúng ta cần có những hình thức thích hợp hơn để thu hút đầu tư phát triển kinh tế, đúng như Đại hội VII Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra :"đa dạng hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại, có chính sách thu hút tư bản nước ngoài đầu tư vào nước ta, trước hết là vào lĩnh vực sản xuất dưới nhiều hình thức". Vào đầu năm 1990, Việt Nam đã thành lập một loạt các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) trong cả nước song đến nay chỉ có rất ít khu thu hút được một số nhà đầu tư nước ngoài và bắt đầu đi vào hoạt động. Số còn lại đang nằm trong thời gian chờ đợi, gây lãng phí về thời gian và tiền của. Do vậy, chúng ta chưa đạt được mục tiêu đề ra trong việc thành lập KCN và KCX. Là một nước lân cận với nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá, những kinh nghiệm mở cửa và phát triển kinh tế của Trung Quốc sẽ là những bài học bổ ích cho Việt Nam. Kinh nghiệm về các ĐKKT cũng không phải là ngoại lệ. Mới đây Việt Nam đã thành lập ĐKKT đầu tiên với tên gọi khu kinh tế mở Chu Lai, đây là một mô hình khu kinh tế tự do rất thích hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu về ĐKKT là rất cần thiết cho việc chuẩn bị, xúc tiến hình thành và điều hành quản lý ĐKKT ở Việt Nam.
    Vào cuối những năm 1980 khi Việt Nam bắt đầu cải cách và mở cửa nền kinh tế, một số công trình nghiên cứu về khu kinh tế tự do đã được phổ biến trong đó có một phần nhỏ nói đến các ĐKKT của Trung Quốc. Năm 1989, Viện Kinh tế đối ngoại đã xuất bản cuốn “Các khu chế xuất châu á" nghiên cứu về vai trò của các công ty xuyên quốc gia tại các KCX châu á và giới thiệu về ĐKKT Thâm Quyến.
    Sang những năm 1990, thành công của các ĐKKT Trung Quốc đã chứng minh chủ trương thành lập các ĐKKT của Trung Quốc là đúng đắn, Việt Nam đã quan tâm hơn tới mô hình này và có chủ trương thành lập ĐKKT tại Việt Nam thì đã có một số công trình nghiên cứu về ĐKKT. Năm 1994, Viện kinh tế học đã xuất bản cuốn "Kinh nghiệm thế giới về phát triển KCX và ĐKKT". Đây là tài liệu giới thiệu về các chính sách, luật, các ưu đãi áp dụng trong các ĐKKT Trung Quốc trước năm 1993. Ngoài ra còn có “Tài liệu về khu kinh tế tự do” của Viện Nghiên cứu tài chính – Bộ tài chính; “Đặc khu kinh tế của Trung Quốc” của Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương; Báo cáo khảo sát ĐKKT Thâm Quyến của đoàn cán bộ khảo sát của Bộ tài chính, một số bài viết trên các tạp chí liên quan đến đề tài. Những tài liệu này đã đưa ra được số liệu về các ĐKKT, vai trò của chúng cũng như một số ý kiến về việc áp dụng loại hình này ở Việt Nam . Tuy nhiên, các tài liệu kể trên đã không nghiên cứu một cách có hệ thống thành công của các ĐKKT Trung Quốc, nguyên nhân của thành công và rút ra kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam. Vì vậy đây là một vấn đề cần được nghiên cứu.
    Mục đích nghiên cứu của khoá luận:
    - Nghiên cứu quá trình ra đời và phát triển của ĐKKT, đặc điểm và ưu thế của chúng so với các khu kinh tế tự do khác;
    - Tìm hiểu những kết quả mà các ĐKKT Trung Quốc đạt được;
    - Rút ra kinh nghiệm xây dựng và phát triển ĐKKT của Trung Quốc áp dụng cho Việt Nam.
    Một số số liệu đưa ra trong khoá luận chưa được cập nhật vì rất hiếm dữ liệu về các ĐKKT của Trung Quốc. Mặt khác, vai trò “cửa sổ” của các ĐKKT được xem như đã hoàn thành sứ mệnh. Trung Quốc đã đang giảm dần các ưu đãi thô sơ ban đầu với các nhà đầu tư nước ngoài, tiến tới cân bằng giữa trong và ngoài đặc khu và cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư. Có thể nói ngày nay Trung Quốc không còn dùng “cửa sổ” để giao lưu với nước ngoài nữa mà trên thực tế cả Trung Quốc rộng lớn đang hành động. Vì vậy các số liệu về các ĐKKT Trung Quốc chỉ nhằm chứng minh về sự phát triển vượt bậc của các ĐKKT trong một thời gian ngắn sau khi thành lập và thành công ban đầu của chúng, qua đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.
    Để đạt được mục đích nghiên cứu, khóa luận sẽ sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để nghiên cứu.
    Bố cục của khoá luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu thành 3 chương:
    chương i: khái quát chung về đặc khu kinh tế
    chương ii: thành công của Trung Quốc trong thành lập các đặc khu kinh tế
    chương iii: bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
    Em xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt tới GS-TS Bùi Xuân Lưu đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khoá luận. Con xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình đã tạo điều kiện về thời gian, động viên khích lệ và giúp đỡ con thực hiện khoá luận này.
     

    Các file đính kèm:

    • B3.doc
      Kích thước:
      224.5 KB
      Xem:
      0
Đang tải...