Tiểu Luận Phân tích đặc điểm của trường hợp phạm tội chưa đạt và trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Phân tích đặc điểm của trường hợp phạm tội chưa đạt và trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
    Giới thiệu chung
    Trong việc thực hiện tội phạm hành vi phạm tội luôn diễn ra theo quá trình nhất định. Người cố ý phạm tội luôn mong muốn thực hiện trọn vẹn quá trình đó để đạt được mục đích của mình.Tuy nhiên trong thực tế có những trường hợpvì nguyên nhân khách quan người thực hiện tội phạm đã không thực hiện được hết toàn bộ quá trình đó, không đạt được mục đích của mình hoặc thực hiện nửa chừng nhưng lại từ bỏ không thực hiện nữa. Để đánh giá mức độ thực hiện tội phạm và qua đó có cơ sở xác định phạm vi trách nhiệm hình sự của người phạm tội, luật hình sự Việt Nam phân biệt ra ba mức độ thực hiện tội phạm : Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành.
    1. Đặc điểm trường hợp phạm tội chưa đạt và trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
    a. Đặc điểm trường hợp phạm tội chưa đạt:
    Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội ( Điều 18 BLHS)
    Trường hợp phạm tội chưa đạt có ba đặc điểm.
    - Người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm
    Đây là đặc điểm để phân biệt tội phạm chưa đạt với chuẩn bị phạm tội. Người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan mô tả trong cấu thành tội phạm. Ví dụ : kẻ giết người đã thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác (như đã đâm, đã bắn, đã chém ) là hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm tội giết người ( Điều 93 BLHS ). Cũng được coi là đã bắt đầu thực hiện tội phạm nếu người phạm tội đã thực hiện được hành vi đi liền trước hành vi khách quan . Đó là những hành vi ( xét về khách quan và chủ quan ) thể hiện là sự bắt đầu của hành vi khách quan và kế tiếp ngay sau nó là hành vi khách quan sẽ xảy ra. Ví dụ : Hành vi nhặt dao để đâm, lắp đạn để bắn trong trường hợp phạm tội giết người được coi là những hành vi đi liền trước. Những hành vi này chưa phải là hành vi khách quan, chưa phải là hành vi tước đoạt tính mạng người khác ( hành vi đâm, hành vi bắn) nhưng nó là sự bắt đầu của hành vi khách quan và ngay sau nó hành vi khách quan ( hành vi đâm, hành vi bắn) sẽ xảy ra. Những hành vi “đi liền trước” như vậy tuy thể hiện là sự chuẩn bị nhưng vì rất gần với hành vi khách quan, không táh ra được nên cũng được coi là hành vi thực hiện tội phạm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...