Tiểu Luận Phân tích đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính và so sánh với quan hệ pháp luật hình sự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính và so sánh với quan hệ pháp luật hình sự

    I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
    Quy phạm pháp luật Luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính theo phương pháp mệnh lệnh – đơn phương.
    Quy phạm Hiến pháp là những quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng gắn với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa- xã hội, quốc phòng và an ninh, đối ngoại, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
    II. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH QUA ĐÓ PHÂN BIỆT QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ QUY PHẠM PHÁP LUẬT HIẾN PHÁP
    1. Đặc điểm chung của QPPL hành chính
    Như đã nói ở trên, QPPL hành chính là một dạng cụ thể của QPPL nên các QPPL hành chính có đầy đủ các đặc điểm chung của QPPL như sau:
    - Là quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của nhà nước;
    - Được nhà nước đảm bảo thực hiện. Ví dụ: khi tham gia giao thông đường bộ, nếu người tham gia dừng xe mà không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết thì sẽ bị xử lí phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo nghị định 34/2010/NĐ- CP ngày 02 tháng 04 năm 2010.
    - Là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người về tính hợp pháp. Căn cứ vào QPPL hành chính, ta có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là trái pháp luật, hoạt động nào mang tính pháp lí và hoạt động nào không mang tính pháp lí. Ví dụ: khi ban hành văn bản QPPL, dựa vào Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND ngày 3 tháng 12 năm 2004, UBND sẽ xác định được hình thức của văn bản mình có thẩm quyền ban hành đó là quyết định, chỉ thị. Nếu UBND ban hành nghị quyết thì điều này sẽ là trái với việc quy định của pháp luật.
    2. Đặc điểm riêng của QPPL Hành chính
    a. Các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do cơ quan hành chính nhà nước ban hành.
    Ở nước ta, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính có thể là chủ thể lập pháp hoặc chủ thể quản lý hành chính nhà nước vì những lí do sau đây:
    - Hoạt động lập pháp của Quốc hội, UBTVQH theo cơ chế thảo luận tập thể, quyết định theo đa số không đủ đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ quản lý hành chính nhà nước một cách năng động, kịp thời.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...