Luận Văn Phân tích đa dạng trình tự nucleotit các vùng tương đồng gen kháng ở một số giống lúa Việt Nam

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích đa dạng trình tự nucleotit các vùng tương đồng gen kháng ở một số giống lúa Việt Nam

    Mở đầu

    Hiện nay, dân số trên thế giới đã là hơn 6 tỉ người và vẫn đang tiếp tục tăng, nguồn lương thực chính được sử dụng là lúa gạo. Châu á là nơi trồng và tiêu thụ lúa gạo nhiều nhất với trên 90% tổng sản lượng, trong khi đó, diện tích đất trồng lúa vào khoảng 148 triệu heta chiếm 11% tổng diện tích đất canh tác trên thế giới. Do dân số ngày một tăng mà diện tích đất trồng trọt là có giới hạn nên muốn giải quyết được vấn đề lương thực thì không còn cách nào khác là phải tăng năng suất. Sâu bệnh là một trong những yếu tố cơ bản làm giảm năng suất cây lúa, do đó muốn tăng năng suất thì phải làm giảm sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Theo ước tính, bệnh đạo ôn làm thiệt hại trên 55 triệu USD mỗi năm tại Nam á và Đông Nam á (Hert,1991), cao hơn tại vùng Đông á và các vùng ôn đới khác. Bệnh bạc lá cũng là một trong nhưng bệnh chính hại lúa ở các nước vùng nhiệt đới châu á trong 3 thập kỉ trở lại đây, ở một số nơi bệnh này làm giảm trên 50% năng suất, mức độ ảnh hưởng của bệnh phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, điều kiện thổ nhưỡng và mùa vụ (Kameswara, 2002).
    Việt Nam nằm ở một vùng được ưu đãi về địa lý và có một nền nông nghiệp trồng lúa nước truyền thống được phát triển từ lâu đời. Nước ta đang là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan với hơn 80% dân số làm nghề nông. Để ngành nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa phát triển hơn nữa, Nhà nước ta đã có nhiều sự đầu tư cho nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học phục vụ cho nông nghiệp. Đối với lúa ở nước ta bệnh bạc lá và đạo ôn cũng là những bệnh chính gây nhiều thiệt hại. Thiệt hại do bệnh đạo ôn gây ra đối với lúa tại Việt Nam là 15-30% (Vien, 1992). Cho tới nay đã có biện pháp phòng trừ khá hiệu quả là dùng thuốc trừ sâu hoá học nhưng biện pháp này có nhiều tác động xấu đến con người, hệ vi sinh vật và môi trường. Do đó, việc tìm ra và phát triển những giống lúa có khả năng kháng những bệnh này là mục tiêu của các nhà chọn giống, biện pháp này tỏ ra có hiệu quả kinh tế, không gây ảnh hưởng xấu đến con ngừơi, vi sinh vật có lợi và môi trường.
    Người ta đã sử dụng các chỉ thị phân tử để chọn tạo các giống lúa có khả năng kháng một số bệnh trên. Việc sử dụng các chỉ thị phân tử trong công tác chọn tạo ra các giống kháng bệnh đã và đang phất triển ngày càng có hiệu quả lớn. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân tích đa dạng trình tự nucleotit các vùng tương đồng gen kháng ở một số giống lúa Việt Nam” nhằm góp một phần vào công tác chọn tao giống lúa ở nước ta hiện nay.


    mục lục

    Mở đầu

    Chương I : Tổng quan tài liệu
    1. Sự đa dạng ADN
    2. Các chỉ thị sinh học và ứng dụng của nó trong nghiên cứu tính đa dạng di truyền và chọn tạo giống
    2.1 Chỉ thị hình thái
    2.2 Chỉ thị sinh hoá
    2.3 Chỉ thị ADN
    2.3.1 Chỉ thị RFLP
    2.3.2. Chỉ thị PCR
    2.3.3. Các kỹ thuật dựa trên phản ứng chuỗi.
    3. Nghiên cứu và xác định tính kháng một số bệnh cơ bản ở lúa
    3.1. Bệnh bạc lá
    3.2. Bệnh đạo ôn
    3.3. Bệnh rầy nâu
    4. Nghiên cứu đa dạng ADN qua giải trình tự các nucleotit
    4.1. Các phương pháp giải trình tự gen
    4.2. ứng dụng của nghiên cứu đa dạng trình tự nucleotit
    4.3. Đoc trình tự genome

    Chương II. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
    2.1 Vật liệu nghiên cứu
    2.2 Nội dung nghiên cứu
    2.3 Phương pháp nghiên cứu
    Chương III. Kết quả và thảo luận
    3.1 . Kết quả tách chiết ADN tổng số
    3.2. Nhân bản PCR vùng tương đồng gen kháng ở lúa với các mồi vùng NBS- LRR
    3.3. Mối quan hệ giữa các nhóm gen kháng sử dụng trình tự nucleotit.
    3.4. Mối quan hệ giữa các giống kháng và nhiễm sử dụng trình tự nucleotit.
    Kết luận và đề nghị
    1. Kết luận
    2. Đề nghị
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...