Báo Cáo Phân tích đa dạng DNA tập đoàn cây gỗ Sưa (Dalbergia tonkinensis) bằng chỉ thị RAPD và chỉ thị ISSR

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Phân tích đa dạng DNA tập đoàn cây gỗ Sưa (Dalbergia tonkinensis) bằng chỉ thị RAPD và chỉ thị ISSR



    MỤC LỤC​

    Báo cáo dài 49 trang:

    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

    Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm thuận lợi cho việc phát triển hệ thực vật phong phú. Theo đánh giá của các chuyên gia bảo tồn trên thế giới, Việt Nam là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới (IUCN, 2000). Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc khai thác rừng bừa bãi, đặc biệt diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp từ 43% độ che phủ (năm 1945) nay còn 7,8% (năm 2006). Vì vậy rừng Việt Nam hiện nay là rừng nghèo, kiệt, đe dọa sự đa dạng hệ động, thực vật gây mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng. Đặc biệt thực vật (cây gỗ) quý hiếm ngày càng bị khai thác cạn kiệt.

    Chi Dalbergia là chi của các loài cây thân gỗ thuộc họ đậu (Fabaceae). Đây là chi điển hình của rừng nhiệt đới, chi Dalbergia có 300 loài, ở Việt Nam có khoảng 27 loài, phân bố rộng khắp ở các vùng rừng từ Nam ra Bắc (http://caysua-n1a.com/InforList.aspx?InforCate=2). Hiện nay, chi Dalbergia đang bị khai thác cạn kiệt do có giá trị sử dụng, kinh tế và thương mại cao. Trong chi này có loài Dalbergia tonkinensis (cây gỗ Sưa) đang bị khai thác quá mức. Theo đánh giá của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới thì cấp đe dọa của nó hiện nay là VUIAcd = sắp nguy cấp (IUCN, 1997), ghi nhận trong Danh lục đỏ Việt Nam và được Chính phủ Việt Nam quy định trong nhóm IA của Nghị định 32/2006/NĐ-CP là loài đặc biệt quý hiếm, có nguy cơ đe doạ tuyệt chủng.

    Cũng giống như hầu hết các loài cây lấy gỗ khác, việc đánh giá đa dạng di truyền quần thể mới chỉ tập chung vào một số đặc điểm hình thái. Độ chính xác phụ thuộc vào cơ quan sinh sản, nên việc nhận dạng bằng hình thái đôi khi bị hạn chế. Công nghệ sinh học hiện đại đã khắc phục được hoàn toàn nhược điểm này, kết quả đưa ra chính xác không bị lệ thuộc vào bất cứ điều kiện nào.

    Vì thế cho đến nay, đã có khá nhiều công bố sử dụng các chỉ thị phân tử như RFLP, AFLP, RAPD, ISSR, để đánh giá mức độ đa dạng di truyền trên nhiều đối tượng cây trồng ở nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới và Việt Nam. Các kết quả thu được rất có giá trị trong tạo giống cũng như bảo tồn và tái tạo nguồn gen (Hồ Huỳnh Thùy Dương, 2005; Đinh Thị Phòng và cộng sự, 2009; Mace và cộng sự, 1999). Trong số các chỉ thị phân tử, chỉ thị RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA) và ISSR (Inter Simple Sequence Repeat) là hai chỉ thị tương đối đơn giản, dễ thực hiện mà đem lại hiệu quả cao (Ferreira và Keim, 1997; Williams và cộng sự, 1990). Chính vì vậy, hiện nay hai chỉ thị này được sử dụng rất phổ biến để định dạng và xác định mối quan hệ di truyền của các loài (Arnado và Paul, 1997; Martins và cộng sự, 1999; Raina và cộng sự, 2001; Rajaseger và cộng sự, 1997; Sun và cộng sự, 2003; Yang và Quiros, 1993).

    Vì vậy, chúng tôi tiến hành: “Phân tích đa dạng DNA tập đoàn cây gỗ Sưa (Dalbergia tonkinensis) bằng chỉ thị RAPD và chỉ thị ISSR” với mục đích xem xét, đánh giá mối quan hệ di truyền giữa các giống trong tập đoàn cây gỗ Sưa, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và tái tạo nguồn gen quý hiếm này, đồng thời giúp các nhà quản lý và các nhà khoa học hiểu biết sâu hơn về quan hệ họ hàng ở mức độ loài.

    PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    2.1. Giới thiệu về cây Sưa

    2.1.1. Phân loại và phân bố

    v Phân loại khoa học

    Giới (regnum): Plantae (thực vật)

    Ngành (phylum): Magnoliophyta (ngành Hạt kín)

    Lớp (class): Magnoliopsida (lớp Hai lá mầm)

    Bộ (order): Fabales (bộ Đậu)

    Họ (familia): Fabaceae (họ Đậu)

    Chi (genus): Dalbergia (chi Trắc)

    Loài (species): Dalbergia tonkinensis

    v Phân bố

    Trong nước: Cây gỗ Sưa được phân bố ở các tỉnh như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Tây, Hoà Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Phú Yên, Khánh Hoà, Đồng Nai. Được trồng ở một số thành phố như Hà Nội (Vườn Bách Thảo, Nghĩa Đô, công viên Đống Đa ), Hải Phòng (http://caysua-n1a.com/InforList.aspx?InforCate=2).

    Thế giới: Cây gỗ Sưa được phân bố ở Trung Quốc (Hải Nam).

    2.1.2. Đặc điểm hình thái

    Cây Sưa là cây gỗ lớn, cao 25-30m, đường kính có thể tới 80cm. Thân tròn thẳng, vỏ màu xám nâu, nhiều vết loang trắng. Vết vỏ đẽo dầy màu vàng nhạt, có mùi sắn dây.

    Tán xoè rộng, cành lớn và thưa, cành non nhẵn, cành già có nhiều đốm sần sùi. Lá kép lông chim một lần lẻ, mọc cách, dài 10-18cm.
     
Đang tải...