Luận Văn Phân tích đa dạng di truyền một số mẫu nấm Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei gây bệnh trên

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Bống Hà, 31/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1. Đặt vấn đề
    Nấm bệnh trên cây trồng, đặc biệt là nấm ký sinh là dịch hại nguy hiểm đối với nền
    nông nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, nấm Corynespora cassiicola
    (Berk. and Curt.) Wei có khả năng phân bố và phổ ký chủ rộng đã gây thiệt hại đáng
    kể cho nền kinh tế của nhiều nước. Trong phổ ký chủ, Corynespora cassiicola gây hại
    đặc biệt nghiêm trọng cho cây cao su (Hevea brasiliensis Muell. Arg.), đây là loại cây
    công nghiệp có giá trị kinh tế cao được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á, châu Phi
    và Nam Mỹ.
    Trên cây cao su, C. cassiicola gây ra bệnh rụng lá - còn được gọi là bệnh rụng lá
    Corynespora, bệnh này có thể xảy ra trên cây cao su thuộc mọi lứa tuổi và xảy ra
    quanh năm, gây thiệt hại rất lớn về năng suất mủ cao su. Bệnh này đã bùng phát thành
    những đợt dịch bệnh và được ghi nhận lần đầu tiên vào những năm 1980 ở Sri Lanka,
    Indonesia, Malaysia và Thái Lan trên các dvt mẫn cảm như RRIC 103, RRIM 725,
    KRS 21, PPN 2447. Trong khoảng thời gian từ 1980 - 1988, ở Indonesia, khoảng 1200
    ha cao su đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thiệt hại khoảng 400 ha, ước tính giá trị thiệt
    hại lên đến 50 triệu USD (theo CFC/INRO Project Proposal, 1999). Trong những năm
    gần đây, khả năng gây hại của nấm C. cassiicola ngày càng lớn và ngày càng có nhiều
    dvt cao su bị nhiễm bệnh. Biện pháp phòng trừ bệnh rụng lá Corynespora bằng hóa
    chất khá tốn kém và được nhận định là không kinh tế bằng cách thay thế các dvt mẫn
    cảm bằng các dvt có tính kháng (Chee, 1988). Dịch bệnh do nấm C. cassiicola gây ra
    thường làm kéo dài thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời gian phục hồi của những dvt bị
    nhiễm bệnh. Trước tình hình đó, người trồng cao su thường được khuyến cáo trồng các
    dvt có tính kháng bệnh. Tuy nhiên, khả năng gây bệnh của các dòng C. cassiicola là rất
    khác nhau tùy thuộc vào dvt cao su khác nhau và các điều kiện môi trường như nhiệt
    độ, độ ẩm, lượng mưa, độ cao và độ màu mỡ của đất. Các nghiên cứu trên thế giới cho
    thấy nấm C. cassiicola trên cây cao su có sự phân hóa về di truyền (CFC/INRO Project
    Proposal, 1999; Safia và Noor Hisham, 2003). Do vậy, việc xác định sự đa dạng sinh
    học, đặc biệt là đa dạng ở mức độ phân tử của C. cassiicola là việc rất cần thiết. Đây
    chính là tiền đề cho việc xác định các marker phân tử có liên quan đến tính độc của C.
    cassiicola và phục vụ cho việc nghiên cứu tính kháng trên các dvt cao su.
    Ở Việt Nam, bệnh rụng lá Corynespora trên cây cao su đã được ghi nhận vào tháng
    09/1999, gây hại nặng cho các dvt RRIC 103, RRIC 104 và LH 88/372. Hiện nay, số
    lượng dvt cao su bị nhiễm bệnh đã tăng lên nhiều, bệnh đã xuất hiện tại một số công ty
    cao su ở miền Đông Nam Bộ (Phan Thành Dũng, 2004) và một số tỉnh phía Bắc như
    Hà Tây và Nghệ An (Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật, 2000). Những nghiên cứu về bệnh
    này ở Việt Nam hiện chưa nhiều và mới chỉ dừng lại ở phân tích, đánh giá tình hình
    bệnh cũng như tính kháng của một số dvt cao su đối với nấm C. cassiicola. Việc ứng
    dụng các kỹ thuật phân tử trong chẩn đoán bệnh và nghiên cứu về nấm C.
    cassiicola chưa nhiều trong khi bệnh rụng lá Corynespora ngày càng lan rộng, triệu chứng bệnh ngày càng biến thiên, càng ngày càng có nhiều dvt cao su bị nhiễm bệnh, đã trở thành mối lo ngại của nhiều nước trồng cao su.
    Xuất phát từ các vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Phân tích đa dạng di
    truyền một số mẫu nấm Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei gây bệnh trên
    cây cao su (Hevea brasliensis Muell. Arg) bằng phương pháp RFLP - PCR”.
    1.2.Mục đích yêu cầu
    1.2.1.Mục đích

    Thu thập và phân lập nấm C. cassiicola trên lá cao su bị bệnh có biểu hiện các triệu chứng đặc trưng, không đặc trưng trên các dvt cao su khác nhau, tại một số địa điểm khác nhau.
    Xác định sự khác biệt di truyền giữa các mẫu nấm C. cassiicola phân lập từ các dvt cao su khác nhau bằng phương pháp RFLP - PCR (Restriction Fragments Length Polymorphism - Polymerase Chain Reaction).
    1.2.2. Yêu cầu
    Nhận dạng được các triệu chứng biểu hiện của bệnh rụng lá Corynespora trên cây cao su.
    Nắm vững kỹ thuật nuôi cấy và phân lập nấm C. cassiicola.
    Nắm vững kỹ thuật PCR và sử dụng các enzyme cắt giới hạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...