Tiểu Luận Phân tích công việc trong nhân sự hành chính nhà nước

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Lời Mở Đầu
    Ngày nay vai trò, tầm quan trọng của con người trong tổ chức đã được mọi người, mọi tổ chức thừa nhận và điều này ngày càng được khẳng định qua công tác quản lý nhân sự dặc biệt quan tâm, coi trọng. Tổ chức hình thành nên bởi con người, vận hành bởi con người, nguồn nhân lực khác trong tổ chức,con người là yếu tố quyết định sự tồn tại và đi lên của tổ chức. Tổ chức muốn đạt được mục tiêu đề ra thì phải gây dựng cho mình một đội ngũ lao đọng phù hợp về số lượng và chất lượng. Phân tích công việc là việc đầu tiên cần phải làm của mọi nhà quản trị nhân sự. Phân tích công việc là cơ sở cho những công tác quản lý khác như: Thiết kế công việc, kế hoạch hóa nguồn nhân lực, tuyển dụng, bố trí nhân sự Chính vì vậy phân tích công việc được coi là công cụ quản trị nhân sự tốt. Xuất phát từ vai trò quan trọng như vậy trong bài tiểu luận này chúng tôi xin giới thiệu với cô giáo cùng các bạn về vấn đề Phân tích công việc với những nội dung sau:
    · Một số khái niệm liên quan đến Phân tích công việc
    · Ý nghĩa của việc phân tích công việc
    · Mối quan hệ phân tích công việc với các hoạt động khác trong quản lý nhân sự tổ chức
    · Phương pháp thu thập số liệu để phân tích công việc
    · Sản phẩm của phân tích công việc
    · Vấn đề phân tích công việc ở Việt Nam và một số xu hướng trong phân tích công việc.
    Chúng tôi đã cố gắng sưu tầm tài liệu kết hợp với các phương pháp phân tích, so sánh để làm rõ vấn đề. Tuy vậy không thể tránh khỏi những sai sót mong cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn thiện bài tiểu luận được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn!

    Chương 1: Khái quát chung
    1. Một số khái niệm liên quan đến phân tích công việc

    Nhiệm vụ biểu thị từng hoạt động lao động riêng biệt với tính mục đích cụ thể mà mỗi người lao động phải thực hiện, thể hiện công việc bắt buộc phải làm theo những cam kết nhât định
    Vị trí biểu thị tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi một người lao động, khái niệm vị trí vừa chỉ vị trí công việc đảm nhận vừa chỉ địa vị của cá nhân trong tổ chức
    Nghề là khái niệm chỉ tập hợp các công việc tương tự về nội dung và có liên quan với nhau nhất định ở các đặc tính vốn có dòi hỏi người lao động phải có những hiểu biết đồng bộ về chuyên môn, nghiệp vụ, có kĩ năng và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện
    Công việc trong một tổ chức được hiểu là tất cả những nhiệm vụ mà một người lao động hoặc nhóm người lao động phải đảm nhận. Công việc chỉ rõ nhiệm vụ chức năng mà một người phải đảm nhận và là kết quả của sự phân công lao động trong tổ chức
    Phân tích công việc là những công việc, thủ tục xác định quyền hạn, trách nhiệm, kỹ năng theo yêu cầu của công việc và làm cơ sở xác định cho việc quản trị nhân sự nhằm thực hiện công việc một cách tốt nhất.
    - Phân tích công việc cung cấp các thông tin về yêu cầu, đặc điểm của công việc, làm cơ sở cho việc xây dựng bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc.- Bảng mô tả công việc là văn bản liệt kê các quyền hạn trách nhiệm khi thực hiện công việc, các mối quan hệ trong báo cáo thực hiện công việc, các điều kiện làm việc, trách nhiệm thanh tra, giám sát các tiêu chuẩn cần đạt được trong quá trình thực hiện công việc.- Bảng tiêu chuẩn công việc là văn bản tóm tắt những yêu cầu về phẩm chất cá nhân, những nét tiêu biểu và đặc điểm về trình độ học vấn, năng lực, nguyện vọng, sở thích . của người thực hiện công việc.Bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc được sử dụng làm thông tin cơ sở cho việc tuyển lựa, chọn lọc và đào tạo nhân viên, đánh giá việc thực hiện công việc và trả công lao động.2. Ý nghĩa của phân tích công việc
    2.1 Đối với nhà quản lý
    · Phát hiện các yếu tố làm hạn chế kết quả công viêc
    · Dự báo số lượng, chất lượng nhân sự cần thiết
    · Sản xuất và phân công công việc để tránh chồng chéo
    · Là cơ sở cho việc tuyển dụng, lựa chọn người phù hợp với công việc
    · Giúp đánh giá được mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình thực thi
    · Là căn cứ cho kiểm tra, đánh giá hiệu quả làm việc
    · Là cơ sở để lên kế hoạch phát triển cán bộ và xây dựng các chương trình đào tạo cần thiết
    · Xây dựng chế độ lương thưởng công bằng
    2.2 Đối với người thực thi công việc
    Xác định rõ yêu cầu của công việc, hiểu rõ nhiệm vụ trách nhiệm, quyền hạn
    Dựa trên bản yêu cầu chuyên môn của công việc, có thể xây dựng kế hoạch làm việc và học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của công việc
    Có thể xây dựng các mối quan hệ trong thực thi được tốt hơn
    3. Yêu cầu của phân tích công việc
    · Phải dựa trên cơ sở thông tin chính xác, đầy đủ
    · Dựa trên cơ sở bản mô tả công việc, thực tế công việc
    · Cụ thể
    · Toàn diện
    · Hệ thống
    · Khách quan
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...