Đồ Án Phân tích công nghệ truyền dẫn ứng dụng phương thức ghép kênh phân chia theo tần số trực giao-ofdm

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các kỹ thuật trải phổ được sử dụng trong các hệ thống thông tin di động thế hệ ba có khả năng chống lại pha đinh và nhiễu, song tồn tại những yêu cầu không thực hiện được. Mặt khác,do tài nguyên phổ tần hạn hẹp và do những khó khăn liên quan đến hiệu ứng gần xa và có sự tiêu thụ công suất lớn. Ngoài ra, các kỹ thuật đơn sóng mang đối phó kém hiệu quả đối với pha đinh và truyền lan đa đường đặc biệt trong trường hợp tốc độ bit rất cao. Đây là một nhược điểm chính khiến các hệ thống sử dụng các phương pháp điều chế truyền thống không thể truyền dữ liệu với tốc độ cao, hoặc giá thành rất cao đối với những dịch vụ yêu cầu tốc độ dữ liệu cao. OFDM là một kỹ thuật cho phép tăng độ rộng ký hiệu truyền dẫn do đó dung sai đa đường lớn hơn rất nhiều so với các kỹ thuật được sử dụng trước đây, cho phép khắc phục những nhược điểm căn bản của kỹ thuật đơn sóng mang.
    OFDM đã được sử dụng trong phát thanh truyền hình số, đường dây thuê bao số không đối xứng, mạng cục bộ không dây. Với các ưu điểm của mình, OFDM đang tiếp tục được nghiên cứu và ứng dụng trong các lĩnh vực khác như truyền thông qua đường dây tải điện, thông tin di động, Wimax .
    Nội dung của đồ án đề cập tới các vấn đề:
    · Tổng quan về OFDM
    · Đi sâu phân tích công nghệ truyền dẫn ứng dụng kỹ thuật OFDM
    · Mô phỏng tính toán xác suất lỗi bit của hệ thống ứng dụng kỹ thuật OFDM
    OFDM là một kỹ thuật tương đối mới mẻ và phức tạp. Với thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên chắc chắn đồ án này còn nhiều thiếu sót, vì vậy em mong muốn nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn.
    Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo đã và đang tham gia giảng dạy và công tác tại trường nói chung và trong khoa nói riêng đã giúp đỡ em trong suốt thời gian em học tập tại trường. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy: TS.Lê Quốc Vượng đã giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...