Tiểu Luận Phân tích cơ sở Triết học của quan điểm của Đảng ta Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiệ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I
    CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA QUAN ĐIỂM PHÁT HUY DÂN CHỦ, TIẾP TỤC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN
    NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN
    Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

    I. DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
    1. Nguồn gốc, khái niệm và các quan điểm về dân chủ và dân chủ XHCN
    Thuật ngữ “dân chủ” ra đời từ thời Hy Lạp cổ đại, khoảng thế kỷ thứ VII-VI trước công nguyên. Theo tiếng Hy Lạp cổ, dân chủ là do hai từ hợp thành, “demos” là nhân dân và “kuatos” là quyền lực hay chính quyền. “Demoskratia” - dân chủ - có nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân. Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do. Dân chủ cũng được vận dụng vào các tổ chức và hoạt động của những tổ chức và thiết chế xã hội nhất định”[1].

    Như vậy, dân chủ được coi là tiêu chí đánh giá cách thức, trình độ tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Song, vấn đề dân chủ luôn là vấn đề phức tạp, có nội dung rộng lớn, luôn luôn mới, gắn với những tiến bộ về lịch sử và văn hóa của loài người. Để nghiên cứu, hiểu rõ bản chất, tính chất và nội dung của dân chủ phải xem xét nó dưới các góc độ, khía cạnh khác nhau.

    Bản thân thuật ngữ dân chủ được tiếp cận dưới nhiều góc độ: Triết học, chính trị .; dân chủ là một hình thái nhà nước; dân chủ là một hiện thực chính trị;dân chủ là một hiện thực kinh tế, một hiện thực xã hội và dân chủ là một trạng thái của hệ thống quan hệ quốc tế. Nếu xét theo trình độ phát triển của lịch sử nhân loại thì có các nền dân chủ: dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa. Về mặt phạm vi, dân chủ rất toàn diện, bao quát các lĩnh vực đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa tư tưởng; từ các mối quan hệ giữa con người với con người đến quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa công dân với Nhà nước, giữa các tổ chức và thể chế hiện hành, giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Hiện nay, với quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, dân chủ còn được hiểu như là phương thức, cách thức tổ chức, là thước đo số cá thể (cá nhân, tổ chức) tham gia vào quá trình xã hội hóa công nghệ, tài chính, thông tin, văn hóa. Song, dù tiếp cận dưới góc độ nào thì thực chất nội dung, tính chất và khuynh hướng phát triển của dân chủ là hoàn toàn phụ thuộc vào chỗ quyền lực chính trị thuộc về ai, phục vụ ai trong mối quan hệ, trong cộng đồng và xã hội đó.

    Sự phát triển của dân chủ phụ thộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, năng lực nhận thức của công dân và chính quyền, truyền thống lịch sử, văn hóa, pháp lý, Dân chủ là mục tiêu, động lực phát triển của quốc gia, dân tộc.
    Dân chủ là khát vọng được làm chủ, là quyền tự nhiên của con người trong đó có quyền sử dụng tất cả sức mạnh để thực hiện vai trò của người chủ và quyền làm chủ đó có lúc, có nơi đã được những người cầm quyền trong lịch sử nhận thức và thể chế thành pháp luật thực định cùng các thiết chế chính trị - xã hội khác. Song, chỉ đến khi nền dân chủ vô sản - dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời, thì đó mới là chế độ dân chủ thực sự, dân chủ của đa số nhân dân với sự đảm bảo thực hiện của pháp luật, của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
    - Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ
    Tiếp thu và kế thừa các quan điểm về “dân chủ” của nhân loại, Hồ Chí Minh lý giải khái niệm “dân chủ” một cách đơn giản, hết sức cô đọng và dễ hiểu, dễ thực hiện và kiểm soát. Người nói: “ Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là dân làm chủ”[4], “nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”[5]. Người viết:
    Nước ta là nước dân chủ
    Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
    Bao nhiêu quyền hạn đều của dân
    Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân
    Chính quyền từ xã đến Chính phủ do dân cử ra
    Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên
    Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân[6]

    Như vậy, “dân là chủ” và “dân làm chủ” là cốt lõi trong khái niệm “dân chủ” của Hồ Chí Minh. Quan điểm trên thể hiện nội dung cơ bản mà nhân loại thừa nhận: dân chủ nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân.
    Song nghiên cứu về dân chủ, chúng ta phải đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, khi dùng khái niệm “nhân dân” không bao giờ được đánh đồng các giai cấp, tầng lớp.Vì dân chủ gắn liền với xã hội có giai cấp, khái niệm dân có thể thay đổi về số lượng, chất lượng và đối tượng tùy theo tính chất của một xã hội trong từng thế kỷ, từng nấc thang phát triển nhất định. Có thể nói, khái niệm dân đồng nhất với khái niệm nhân dân, dân chúng, quần chúng nhân dân.Và việc thực hiện cho được “dân là chủ, dân làm chủ” đấy chính là thực hiện sứ mệnh lịch sử, vai trò to lớn của quần chúng nhân dân, bởi vì quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng, là người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và sáng tạo ra những giá trị tính thần, nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại.

    II. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM
    1. Khái niệm, đặc trưng nhà nước pháp quyền và lịch sử tư tưởng triết học về nhà nước pháp quyền
    a. Khái niệm nhà nước pháp quyền
    Nhà nước pháp quyền không phải là vấn đề hoàn toàn mới lạ mà là một phạm trù có nguồn gốc lịch sử tư tưởng từ xa xưa. Sự ra đời và phát triển của tư tưởng: “Nhà nước pháp quyền” gắn liền với sự ra đời và phát triển của dân chủ, của tư tưởng loại trừ sự chuyên quyền, độc đoán, vô chính phủ, vô pháp luật. Nhà nước pháp quyền đoi hỏi phải có sự thống nhất giữa tính tối cao của pháp luật với hình thức pháp lý của tổ chức, thực hiện quyền lực Nhà nước. Đó là hai yếu tố không thể thiếu được khi nói đến Nhà nước pháp quyền nói chung. Trong khoa học pháp lý bàn về khái niệm Nhà nước pháp quyền vẫn còn nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau. Song khái niệm đa được hiểu tập trung theo hai khía cạnh chủ yếu sau:Ở nghĩa chung nhất, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước trong đó pháp luật (đạo luật) thống trị trong xã hội. Nhà nước phải điều chỉnh được các quan hệ xã hội bằng pháp luật, một quốc gia nào đó chủ yếu điều chỉnh bằng văn bản dưới luật thì quốc gia đó chưa đủ về chất của Nhà nước pháp quyền. Mặt khác, Nhà nước pháp quyền cũng được hiểu là một hình thức tổ chức Nhà nước và hoạt động chính trị quyền lực công khai (công quyền), thể hiện mối quan hệ bình đẳng giữa các cá nhân và Nhà nước dựa trên cở sở của pháp luật.

    Vậy, Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước đặc biệt mà ở đó có sự ngự trị cao nhất của pháp luật, với nội dung thực hiện quyền lực của nhân dân.

    b. Những đặc điểm tiêu biểu của nhà nước pháp quyền
    Thứ nhất: Nhà nước pháp quyền có sự ngự trị cao nhất của pháp luật.
    + Luật pháp là tiêu chuẩn cao nhất, là căn cứ cơ bản nhất, là công cụ quản lý chủ yếu để quản lý mọi hoạt động của xã hội và công dân.
    + Quyền lực của pháp luật vượt trên quyền lực của mọi tổ chức chính trị xã hội hay của mọi cá nhân.
    Đây là đặc điểm tiêu biểu nhất về phương diện pháp lý để xác định một nhà nước nào đó có phải là nhà nước pháp quyền hay không và là nhà nước pháp quyền ở trình độ nào.
    [HR][/HR][1] Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội, 1995

    [2] Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976, tr 51

    [3] Lênin toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ, Matsxcova, 1978, tr 101


    [4] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr 251.

    [5] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr 525.

    [6] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr 698.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...