Tiểu Luận Phân tích cơ sở pháp lý để Ngân hàng Nhà nước quản lý, điều hành thị trường ngoại hối thực trạng và

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, quản lý ngoại hối là một trong những nội dung cơ bản và quan trọng mà Ngân hàng Trung ương phải quan tâm để góp phần đạt được mục tiêu cuối cùng là ổn định giá trị đồng tiền quốc gia. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam, cơ chế quản lý ngoại hối đã chuyển đổi từ chỗ mang nặng tính hành chính tập trung cao độ trong thời kỳ 1963-1998 gắn liền với độc quyền ngoại hối dưới sự điều tiết của Nhà nước sang cơ chế quản lý theo định hướng thị trường dưới sự điều tiết của Nhà nước. Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 do Chính phủ ban hành (thay thế Nghị định 161/HĐBT ngày 18/10/1988) đã bước đầu tạo khung pháp lý tương đối cơ bản cho hoạt động quản lý ngoại hối trong giai đoạn mở cửa và hội nhập kinh tế, khi mà hoạt động luân chuyển các luồng vốn quốc tế được thực hiện ngày càng đa dạng và linh hoạt.
    Hoạt động quản lý ngoại hối hiện nay đang nảy sinh nhiều vấn đề cần được giải quyết về thanh toán biên mậu; thanh toán quốc tế phục vụ phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất; quản lý ngoại hối trong điều kiện phát triển các dịch vụ tài chính hiện đại, quản lý ngoại hối với người cư trú và không cư trú; tình trạng đô la hoá và những tác động của nó đến việc hoạch định và thực thi chÝnh sách tiền tệ. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước phải có chính sách quản lý ngoại hối một cách có hiệu quả, góp phần thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, thúc đẩy sản xuất tiêu dùng, kích thích đầu tư phát triển và xuất khẩu, bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững. Từng bước hướng hoạt động quản lý ngoại hối phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, khu vực và thế giới, tạo điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó thực hiện mục tiêu “Trên đất Việt nam chỉ lưu hành đồng tiền Việt Nam” và hướng tới mục tiêu đưa đồng Việt Nam trở thành đồng tiền có khả năng chuyển đổi.
    Xuất phát từ nhu cầu đó, em đã chọn đề tài "Hoạt động quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực trạng và giải pháp". Với đề tài này, em muốn đề cập tới những kết quả đạt được và một số vấn đề còn tồn tại trong hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời từ đó có thể đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN.
    Tuy rằng, theo quy định tại nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 về quản lý ngoại hối, khái niệm ngoại hối bao gồm cả vàng tiêu chuẩn quốc tế, nhưng trong phạm vi bài viết này em không đề cập đến việc quản lý sử dụng, kinh doanh vàng mà chủ yếu bàn về vấn đề quản lý ngoại tệ.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề án bao gồm 3 chương:
    - Chương 1 : Lý luận chung về hoạt động quản lý ngoại hối.
    - Chương 2 : Thực trạng hoạt động quản lý ngoại hối của NHNNVN.
    - Chương 3 : Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...