Luận Văn Phân tích cổ phiếu CTG - Ngân hàng VietinBank

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Bống Hà, 29/10/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VIETINBANK
    PHẦN MỞ ĐẦU- TỔNG QUAN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM: 1. Bối cảnh
    Việt Nam (VN) bước vào năm 2010 với một số thành quả kinh tế khá ấn tượng cả trong và ngoài nước. Tăng trưởng kinh tế năm 2009 là 5,3% (so với mức trung bình của thế giới là -0,8% i), lạm phát 6,5% (so với mức 19,9% năm 2008), thâm hụt tài khoản vãng lai 7,8% (so với năm 2008 là 11,9% GDP). Tuy nhiên, các thách thức vĩ mô của VN cũng không phải là nhỏ. Mở cửa, khủng hoảng tài chính toàn cầu và việc theo đuổi các chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng nhằm hỗ trợ nền kinh tế kể từ giữa năm 2008 đã gây áp lực lớn đối với môi trường vĩ mô của VN, thâm hụt tài khóa tăng mạnh, nhập siêu leo thang và ở mức cao, các áp lực lạm phát và giảm giá đồng VN luôn tiềm ẩn . Chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế liên tục suy giảm trong các năm 2007, 2008
    Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã có những quyết sách về kinh tế vĩ mô trong nước, hướng tới sự ổn định, đồng thời vẫn tiếp tục hỗ trợ các khu vực còn khó khăn của nền kinh tế.

    Chính sách tiền tệ được điều chỉnh theo hướng thận trọng hơn: chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho cả năm là 25% (so với mức tăng thực tế là gần 40% năm 2009); cung tiền M2 tăng khoảng 20–22% (so với mức tăng là 29% năm 2009); thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn; xoá bỏ hỗ trợ lãi suất ngắn hạn; xoá bỏ trần lãi suất đối với các khoản cho vay trung- dài hạn (vào tháng 2) và toàn bộ các khoản cho vay vào tháng 4; thông tư 13 .

    Chính sách tài khoá: quán triệt quan điểm điều hành chính sách tài khoá thận trọng, giảm bội chi NSNN, lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia; thực hiện dừng các chính sách miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp và cá nhân đã thực hiện trong năm 2009 (chỉ thực hiện giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khó khăn); đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thu đúng, thu đủ các khoản thu; tăng cường quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng quy định của Luật NSNN và các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đã ban hành, đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí; giảm dần chi đầu tư Nhà nước, tăng cường huy động đầu tư xã hội.Đẩy mạnh cải cách hành chính theo đề án 30 của Chính phủ nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong nền kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...