Tiểu Luận Phân tích Cơ chế giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thành viên của công ước về quyền dân sự-chính trị

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    BÀI LÀM 1

    1. Nghĩa vụ thành viên công ước về quyền dân sự - chính trị 1966 của các quốc gia. 1

    2. Cơ chế giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thành viên của công ước về quyền dân sự-chính trị 1966 2

    2.1 Chức năng nhiệm vụ của HRC 2

    2.2 Thủ tục xem xét báo cáo của quốc gia 3



    BÀI LÀM

    1. Nghĩa vụ thành viên công ước về quyền dân sự - chính trị 1966 của các quốc gia.

    Khi là một thành viên của công ước về quyền dân sự - chính trị 1966(ICCPR) các quốc gia phải thực hiện các nghĩa vụ thành viên mà công ước đã quy định. Theo đó, các nghĩa vụ thuộc hoạt động lập pháp bao gồm:

    Thứ nhất: Nội luật hóa các quy định của ICCPR vào hệ thống pháp luật nước mình. Đối với ICCPR thì đây là một trong những nghĩa vụ thiết yếu của quốc gia thành viên với những chuẩn mực quốc tế về các quyền và tự do cơ bản của con người không thể nằm ngoài khuôn khổ của pháp luật quốc gia. Việc chuẩn hóa các tiêu chí trong ICCPR đối với mỗi quốc gia là một trong số các nghĩa vụ bắt buộc, mặc dù ICCPR chấp nhận có những hạn chế nhất định, do sự khác biệt về điều kiện chính trị, kinh tế, xă hội, pháp luật của từng nước. Theo quy định của ICCPR, các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ thực hiện các hoạt động mang tính chất lập pháp như: rà soát để đánh giá tính phù hợp của hệ thống pháp luật quốc gia với các nguyên tắc và quy định của Công ước; sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành của quốc gia có liên quan để phù hợp với các nguyên tắc và quy định của Công ước; ban hành các văn bản pháp luật quốc gia mới, nếu như cần thiết, để bảo đảm thực hiện các nguyên tắc và quy định của Công ước một cách có hiệu quả trên thực tế ở nước mình .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...