Tài liệu Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn của công ty CP BIBICA năm 2010

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổng nguồn vốn trong kỳ tăng 22.032 triệu VND tương ứng 2,99%, trong đó Vốn chủ sở hữu cuối năm so với đầu năm tăng 21.321 triệu VND tương ứng 4,07% và Nợ phải trả cuối năm cũng tăng so với đầu năm là 0,33% tương ứng 711 triệu VND, cho thấy việc tổng nguồn vốn tăng cuối năm chủ yếu do việc tăng Vốn chủ sở hữu, mặt khác việc tỷ trọng Vốn chủ sở hữu đầu năm cũng như cuối năm luốn chiếm tỷ trọng cao hơn so với Nợ phải trả và có xu hướng tăng( Đầu năm: Vốn chủ sở hữu chiếm 71,02%, Nợ phải trả chiếm 28,98% so với tổng nguồn vốn; Cuối năm: Vốn chủ sở hữu chiếm 71,76% và Nợ phải trả chiếm 28,24% so với tổng nguồn vốn), điều đó cho thấy doanh nghiệp đang mở rộng quy mô nguốn vốn chủ yếu thông qua việc huy động Vốn chủ sở hữu, giảm sự phụ thuộc tài chính vào bên ngoài bằng việc giảm tỷ trọng các khoản Nợ phải trả. Tuy nhiên tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp như vậy đã hợp lý hay chưa, nhận định như trên đã liệu quá vội vàng? Chúng ta hãy cùng phân tích chi tiết
    Nguồn vốn của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn( khoảng 70% trong cơ cấu nguồn vốn của doang nghiệp) cho thấy tầm quan trọng của vốn chủ sở hữu trong đó việc nguồn vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do vốn và các quỹ tăng trong đó việc quỹ đầu tư và phát triển tăng 4,64% (25.891 triệu VND) chiếm đa số cho thấy việc doanh nghiệp chú trọng đến phát triển khoa học, nghiên cứu sản phẩm mới để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đây là chiến lược phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp, bên cạnh đó quỹ dự phòng tài chính cũng tăng 0,49%( 2.864 triệu VND) cho thấy việc doanh nghiệp chú trọng đến đề phòng, hạn chế rủi ro tài chính cho mình trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước biến động, lạm phát tăng cao (11,75%) là hợp lý. Tuy nhiên việc giảm tỷ trọng của vốn góp và thặng dư vốn cổ phần( giá trị bằng tiền không thay đổi) cho ta suy nghĩ việc tăng vốn chủ sở hữu không phải do việc góp thêm vốn từ các chủ sở hữu hay từ việc phát hành thêm cổ phiếu mà do nguyên nhân khác, ở đây chúng ta thấy chủ yếu là do việc tăng quỹ đầu tư và phát triển và quỹ dự phòng rủi ro tài chính. Vậy tại sao lãi chưa phân phối lại giảm 5.931 triệu VND ( giảm 1,47%)? Lãi chưa phân phối giảm có thể là do công ty làm ăn không phát triển dẫn đến lợi nhuận sau thuế không để trả cổ tức cho cổ đông mà được giữ lại, nhưng cũng có thể là do lợi nhuận sau thuế cao, sau khi trả cổ tức cho cổ đông còn lại được nhập vào vốn chủ, do đó ta chỉ có thể khẳng định lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm nguyên nhân do biến động của thị trường cũng như việc đầu tư vào tài sản cố định chưa mang lại nhiều hiệu quả( do các khoản chi phí tăng cao như chi phí bán
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...