Luận Văn Phân tích cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta mà Đại hội IX đã nêu và ích lợi của việc sử dụng

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta mà Đại hội IX đã nêu và ích lợi của việc sử dụng vào việc phân tích kinh tế – xã hội trong thời kỳ lên CNXH ở VN

    Lời nói đầu
    Việt Nam đang là một nước nghèo kém phát triển, công nghiệp còn lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội quá yếu kém, không đồng bộ, dân số đông (hơn 76 triệu dân) tăng nhanh, nhiều người không có việc làm, mức sống còn thấp, nhiều vấn đề về văn hoá - xã hội cần giải quyết.
    Tốc độ phát triển của các quốc gia trong khu vực rất cao, Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á là một khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi nổi nhất.
    Thứ hai là còn tồn tại những mất cân đối do:
    Sự phát triển thiếu toàn diện của cơ cấu kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Thực tế cho thấy trong số các doanh nghiệp quốc doanh chí có 1/3 số doanh nghiệp phát triển nhưng sự phát triển của họ đi liền với sự đầu tư của nhà nước về vốn, đất đai và tín dụng 2/3 số doanh nghiệp còn lại làm ăn thua lỗ.
    Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng góp đáng kể vào GNP nhưng nhìn chung chưa được quan tâm thích đáng, đặc biệt trong việc xuất khẩu: Nhà nước chỉ cho phép các doanh nghiệp quốc doanh được xuất khẩu những mặt hàng trọng yếu trong nền kinh tế còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ được xuất khẩu những mặt hàng nói chung là đóng góp không đáng kể vào thu nhập ngân sách.
    Xuất phát từ tình hình thực tiễn và từ sự say mê của em khi nghiên cứu vấn đề này nên em chọn đề tài: “Phân tích cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta mà Đại hội IX đã nêu và ích lợi của việc sử dụng vào việc phân tích kinh tế – xã hội trong thời kỳ lên CNXH ở Việt Nam ”.
    Được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo cùng với chút hiểu biết ít ỏi của mình, em mạnh dạn xin được trình bày một số ý kiến cá nhân mình với hy vọng góp phần nhỏ bé làm phong phú thêm hệ thống lý luận trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay. Em rất mong được sự góp ý của thầy và các bạn quan tâm đến đề tài này để bài viết hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn!
    NỘI DUNG CƠ BẢN
    ​PHẦN I: SỰ TỒN TẠI KHÁCH QUAN NHIỀU THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ

    Nét đặc trưng cơ bản của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tính chất nhiều thành phần kinh tế trong kết cấu kinh tế – xã hội của nó.
    Nói đến cơ cấu kinh tế là đề cập đến cấu trúc phức tạp của nền kinh tế xét trên ba phương diện: kinh tế – xã hội, kinh tế – kỹ thuật và không gian trong mối quan hệ tác động với nhau.
    Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một cấu trúc của nền kinh tế, trong đó tồn tại các thành phần kinh tế khác nhau trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Mỗi thành phần kinh tế tương ứng với một kiểu quan hệ sản xuất nhất định. Như vậy, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là cấu trúc nền kinh tế xét về phương diện kinh tế – xã hội, mà trước hết đó là phương diện quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
    Cơ sở để phân biệt các thành phần kinh tế khác nhau chính là quan hệ sở hữu đặc trưng về tư liệu và sản xuất, và do đó, có quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối tương ứng với quan hệ sở hữu đó.
    Sự tồn tại khách quan nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta do các nguyên nhân chủ yếu sau:
    Một là, do yêu cầu quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
    Nước ta, khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vốn là một nước thuộc địa nửa phong kiến, trình độ phát triển lực lượng sản xuất thấp với nhiều tính chất và trình độ khác nhau. Do đó, tất yếu tồn tại nhiều cách kết hợp tư liệu sản xuất với sức lao động, nhiều quy mô, trình độ sản xuất khác nhau. Bởi vậy, tất yếu tồn tại nhiều thành phần kinh tế tương ứng với các quan hệ sản xuất phù hợp với các thành phần kinh tế đó.
    Hai là, để thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển đòi hỏi phải khôi phục cơ sở tồn tại của nó - đó là các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Điều đó cũng có nghĩa là phải khuyến khích, duy trì và phát triển các thành phần kinh tế. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sản xuất hàng hoá là tất yếu, có lợi cho sự phát triển kinh tế thì sự tồn tại các thành phần kinh tế cũng là tất yếu khách quan và cần thiết.
    Ba là, khi bước vào thời kỳ quá độ, do lịch sử để lại, nền kinh tế nước ta vốn đã là một nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần - đó là kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ bao gồm nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ, ứng với sở hữu tư nhân cá thể, kinh tế tư bản tư nhân ứng với sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
    Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải từng bước cải biến các thành phần kinh tế này, đồng thời với quá trình chủ động xây dựng các thành phần kinh tế mới bao gồm kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể. Các thành phần kinh tế cũ và mới cùng tồn tại đan xen nhau, tạo nên đặc điểm của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta.
    Thực tế lịch sử cho thấy, hầu như không một quốc gia nào có nền kinh tế thuần nhất, tức là chỉ tồn tại duy nhất một kiểu quan hệ sản xuất tương ứng với một thành phần kinh tế.
    Khi nghiên cứu giai đoạn cao của chủ nghĩa tư bản, tức là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, Lênin cũng đã rút ra kết luận là: Không có chủ nghĩa tư bản thuần tuý, mà ở đó chỉ có duy nhất một quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, một thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Cho đến nay, điều nhận định đó của Người vẫn còn giữ nguyên giá trị. Bên cạnh thành phần kinh tế tư bản tư nhân chiếm địa vị thống trị, còn tồn tại các thành phần kinh tế khác như: kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ v.v
    Ngoài ra, việc khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển còn có tác dụng thúc đẩy quá trình hội nhập và mở cửa nền kinh tế, thực hiện chủ trương kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh quốc gia và sức mạnh quốc tế nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển đất nước.
    Tóm lại, trong thời kỳ quá độ, nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều thành phần là tất yếu khách quan xét cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy, từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đến nay, Đảng ta luôn khẳng định quan điểm thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần và coi đó là đường lối chiến lược lâu dài ở nước ta.
     
Đang tải...