Luận Văn Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam –
    Chi nhánh An Giang


    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
    ​1.1 Cơ sở hình thành đề tài
    Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế, nền kinh tế của Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Báo cáo về mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước 5 năm 2006 – 2010 của nước ta đã nêu rõ “Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương”. Tuy nhiên, hội nhập không chỉ mang lại các cơ hội mà còn kèm theo đó rất nhiều những thách thức cho nền kinh tế nước ta. Theo cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam đang thực hiện lộ trình nới lỏng dần các quy định về hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài bao gồm lĩnh vực ngân hàng, việc gỡ bỏ hoàn toàn hàng rào bảo hộ đối với lĩnh vực ngân hàng đang đem đến những thách thức rất lớn cho hệ thống Ngân hàng thương mại trong nước, nếu không đủ sức cạnh tranh với hệ thống ngân hàng nước ngoài sẽ có không ít Ngân hàng thương mại trong nước phải chấp nhận bị thâu tóm, sáp nhập hoặc rút lui khỏi thị trường. Đối với đa số các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam thì hoạt động tín dụng là hoạt động chính, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng nhưng nguồn vốn điều lệ khi thành lập không đủ để Ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng khác, do đó để có vốn phục vụ cho các hoạt động này Ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng. Nếu Ngân hàng chỉ mạnh về hoạt động huy động vốn mà hoạt động tín dụng không đạt hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng thừa vốn, khi đó Ngân hàng sẽ không thể đảm bảo việc chi trả lãi cho nguồn vốn mà mình huy động. Nếu Ngân hàng cho vay nhiều mà không thể huy động đủ nguồn vốn để đáp ứng hoạt động cho vay sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng hay nói chung là ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Qua đó ta có thể nhận thấy hoạt động huy động và cho vay có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngân hàng huy động vốn để cho vay mà muốn huy động được nhiều vốn để mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì các khoản cho vay của Ngân hàng phải đạt hiệu quả cao để có thể đảm bảo được việc chi trả lãi cho nguồn vốn mà mình huy động, đồng thời để củng cố lòng tin ở khách hàng làm cho họ an tâm khi gửi tiền vào Ngân hàng. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình thì hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam nói chung và ngân hàng Quốc tế Việt Nam - chi nhánh An Giang nói riêng cần được quản trị một cách tốt nhất, để đảm bảo sẽ huy động được nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế và
    cho vay vốn có hiệu quả. Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang”.
     
Đang tải...