Tiểu Luận Phân tích chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2006 - 2010 và kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngàn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Phân tích chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2006 - 2010 và kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành giai đoạn 2011 - 2015



    I. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

    1. Cơ cấu ngành kinh tế
    Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Như vậy, cần phải hiểu cơ cấu ngành kinh tế theo những nội dung sau:
    Thứ nhất là số lượng các ngành kinh tế được hình thành. Số lượng ngành kinh tế không cố định, nó luôn được hoàn thiện theo sự phát triển của phân công lao động xã hội. Theo thời gian và quan điểm đã có nhiều cách phân loại ngành kinh tế khác nhau. Để thống nhất cách phân loại ngành, Liên Hợp Quốc đã ban hành “Hướng dẫn phân loại ngành theo chuẩn quốc tế đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế”. Theo tính chất công việc Liên Hợp Quốc đã gộp các ngành phân loại thành ba khu vực hay còn gọi là ba ngành gộp: Khu vực I bao gồm các ngành nông – lâm – ngư nghiệp; khu vực II bao gồm các ngành công nghiệp và xây dựng; khu vực III bao gồm các ngành dịch vụ.
    Thứ hai là mối quan hệ tương đối giữa các ngành với nhau. Mối quan hệ này bao gồm cả mặt số lượng và chất lượng. Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng (tính theo GDP, lao động, vốn ) của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân còn khá cạnh chất lượng phản ánh vị trí tầm quan trọng của từng ngành và tính chất của sự tác động qua lại giữa các ngành với nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...