Tiểu Luận Phân tích chương trình Vật lí THPT phần chuyển động của vật rắn

Thảo luận trong 'Vật Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận vật lý
    Đề tài: Chuyển động của vật rắn
    Định dạng file word


    MỤC LỤC

    Trang
    Phần 1. MỞ ĐẦU 03
    Phần 2. NỘI DUNG 05
    I. KIẾN THỨC VẬT LÝ PHẦN CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN 04
    II. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN 04
    III. PHÂN TÍCH NỘI DUNG CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN 04
    1. VẬT RẮN 04
    2. CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN CỦA VẬT RẮN 06
    3. CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH . 12
    4. NGẪU LỰC . 19
    Phần 3. KẾT LUẬN 23
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 23


    Phần 1. MỞ ĐẦU
    Học phần “Phân tích chương trình Vật lí phổ thông” là một học phần quan trọng của chuyên ngành Lý luận và dạy học bộ môn Vật lí. Việc nghiên cứu cấu trúc chương trình, nội dung kiến thức và cách thể hiện nội dung đó trong sách giáo khoa Vật lí phổ thông là rất cần thiết đối với một giáo viên dạy Vật lí ở trường THPT.
    Từ những kết quả phân tích đó sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn, sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về chương trình SGK Vật lí hiện nay, để có cách dạy phù hợp nhất nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh.
    Tĩnh học là phần nghiên cứu trạng thái cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của các lực. Hai vấn đề chính được nghiên cứu trong tĩnh học là: thu gọn hệ lực và thiết lập các điều kiện đối với hệ lực mà dưới tác dụng của nó vật rắn cân bằng [3]. Phần chuyển động của vật rắn là một phần trong tĩnh học nghiên cứu các chuyển động cơ bản của vật rắn. Nội dung cơ bản của phần “Chuyển động của vật rắn” nghiên cứu các khái niệm momen lực,ngẫu lực; chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay quanh một trục cố định của vật rắn.
    Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Chuyển động của vật rắn” làm vấn đề phân tích của mình. Tiểu luận tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ sau:
    Ø Xác định các kiến thức chung của phần cân bằng và chuyển động của vật rắn
    Ø Xác định các kiến thức cơ bản của phần các lực cơ học
    Ø Phân tích các kiến thức cơ bản.
    Bố cục của tiểu luận gồm có các phần chính:
    Ø Phần 1. MỞ ĐẦU
    Ø Phần 2. NỘI DUNG
    Ø Phần 3. KẾT LUẬN
    Ø TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Phần 2. NỘI DUNG

    I. KIẾN THỨC VẬT LÝ PHẦN CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
    ü Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song
    ü Cân bằng của một vật có trục quay cố định .Momen lực
    ü Quy tắc hợp lực song song cùng chiều
    ü Các dạng cân bằng . Cân bằng của một vật có mặt chân đế
    ü Chuyển động tịnh tiến của vật rắn.Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định.
    ü Ngẫu lực

    II. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
    1. Các khái niệm: vật rắn, chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay, momen lực, ngẫu lực.
    2. Các định luật: định luật II NewTon
    3. Phương pháp vật lý: phương pháp động lực học.
    4. Ứng dụng vật lý vào trong kỹ thuật: ứng dụng của mức quán tính trong chuyển động quay

    III. PHÂN TÍCH NỘI DUNG CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN
    1. VẬT RẮN
    1.1.Khái niệm vật rắn
    Vật rắn là vật thể mà khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ của vật luôn không đổi .Như vậy, vật rắn luôn có hình dạng, kích thước nhất định và không bị biến dạng dưới tác dụng của lực.
    Vật rắn trong đó khoảng cách giữa hai điểm không đổi trong suốt thời gian chuyển động được gọi là vật rắn lý tưởng. Vật rắn lý tưởng giữ nguyên hình dạng hình học của nó không phụ thuộc tác động của của các vật khác.
    Trong thực tế, không có vật rắn tuyệt đối. Do chịu ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài như: nhiệt độ, áp suất, lực tác dụng, thì khoảng cách giữa các phần tử trong vật có thay đổi . Tuy nhiên, trong phạm vi khảo sát, nếu sự thay đổi đó là không đáng kể thì ta coi vật đó là vật rắn. Vật thể được xem là vật rắn tuyệt đối khi biến dạng của nó là quá bé hoặc không đóng vai trò quan trọng trong quá trình khảo sát.
    Trong cơ học, vật rắn có hai thuộc tính quan trọng:

    Khối lượng: ảnh hưởng đến khả năng chuyển động của vật rắn dưới tác dụng của ngoại lực.
    Khối tâm: thông thường khối tâm trùng với trọng tâm là điểm đặt của trọng lực lên vật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...