Tiểu Luận Phân tích chương trình chi tiêu công

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài 2 GV: Vũ Văn Thủy

    Nhóm 10- lớp K6HK1B Trường Đại học Thương Mại
    Phân tích chương trình chi tiêu công

    Chi tiêu công là quá trình phân phối và sử dụng các quỹ tài chính công nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
    *Đặc điểm của chi tiêu công:
    ­- Chi tiêu công là nhằm phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng dân cư ở các vùng hay phạm vi quốc gia.
    - Chi tiêu công luôn gắn liền với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước thực hiện.
    - Các khoản chi tiêu công hoàn toàn mang tính công cộng.
    - Các khoản chi tiêu công mang tính không hoàn trả hay hoàn trả không trực tiếp và thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản thu với mức độ và số lượng của những địa chỉ cụ thể đều được hoàn lại dưới hình thức các khoản chi tiêu công.
    *Phân loại chi tiêu công:
    - Căn cứ theo chức năng của Nhà nước, chi tiêu công được chi cho các hoạt động:
    + Xây dựng cơ sở hạ tầng
    + Tòa án và viện kiểm soát
    + Hệ thống quân đội và an ninh xã hội
    + Hệ thống giáo dục
    + Hệ thống an sinh xã hội
    + Hỗ trợ các doanh nghiệp
    + Hệ thống quản lý hành chính Nhà nước
    + Chi khác
    - Căn cứ theo tính chất kinh tế, chi tiêu công được chia thành:
    + Chi thường xuyên: Là nhóm chi phát sinh thường xuyên,cần thiết hoạt động của các đơn vị khu vực công, bao gồm các khoản chi:


    Chi hoạt động sự nghiệp: Sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao.
    Chi chuyển giao: Bao gồm các khoản chi cứu tế xã hội, an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, các khoản trợ cấp.
    Chi hành chính: Bao gồm các khoản chi lương cho đội ngũ công chức Nhà nước, các khoản chi mua hàng hóa đẻ đáp ứng nhu cầu hoạt động của bộ máy Nhà nước.
    Chi an ninh, quốc phòng
    + Chi đầu tư phát triển: Là nhóm chi gắn liền với chức năng kinh tế của Nhà nước bao gồm:


    Chi xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, ưu tiên cho các công trình không có khả năng thu hồi vốn.
    Đầu tư, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia quản lý và điều tiết của Nhà nước.
    Chi hỗ trợ cho các quỹ hỗ trợ tài chính của Chính phủ
    Chi dự trữ Nhà nước.
    - Căn cứ theo trình tự lập dự toán NSNN, chi tiêu công được chia thành:
    + Chi tiêu công theo các yếu tố đầu vào: Căn cứ vào nhu cầu mua sắm, trang bị các phương tiện cần thiết cho hoạt động của các đơn vị, Chính phủ xác định mức kinh phí tài trợ.
    + Chị tiêu công theo yếu tố đầu ra: Mức kinh phí phân bổ cho một cơ quan, đơn vị không căn cứ vào các yếu tố đầu vào mà dựa vào khối lượng công việc đầu ra và kết quả tác động đến mục tiêu hoạt động của đơn vị.
    *Vai trò của chi tiêu công
    -Chi tiêu công có rất quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư của khu vực và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    - Chi tiêu công góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế
    - Chi tiêu công góp phần tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội.

    MỤC LỤC
    Phân tích chương trình chi tiêu công. 1
    1. Phân tích chương trình chi tiêu công. 2
    2. Phân tích thất bại của thị trường. 3
    3. Những hình thức can thiệp của Chính phủ. 9
    4. Đánh giá tính hiệu quả. 16
    Những biện pháp giúp người thu nhập thấp. 18
    5. Xác định quy mô chi tiêu công và tôn trọng kỷ luật Tài chính. 18
    6. Lựa chọn các mục tiêu của chính sách chi tiêu công. 19
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...