Tiến Sĩ Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết của các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN ii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ viii
    DANH MỤC CÁC HỘP . x

    LỜI NÓI ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ TỔ CHỨC QUAN HỆ LIÊN KẾT KINH TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 9

    1.1. Khái niệm chuỗi giá trị . 9
    1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị 9
    1.1.2. Chuỗi giá trị toàn cầu . 15
    1.2. Phân tích chuỗi giá trị 19
    1.2.1. Bản chất của việc phân tích chuỗi giá trị . 19
    1.2.2. Nội dung của phân tích chuỗi giá trị 20
    1.2.3. Lợi ích của việc phân tích chuỗi giá trị 34
    1.3. Tổ chức quan hệ liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp 36
    1.3.1. Sự cần thiết nghiên cứu về liên kết kinh tế trong phân tích chuỗi giá trị 36
    1.3.2. Khái niệm về liên kết kinh tế . 37
    1.3.3. Các hình thức liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp . 38
    1.3.4. Lợi ích của liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp . 40

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU VÀ QUAN HỆ LIÊN KẾT KINH TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM . 45

    2.1. Thực trạng ngành may xuất khẩu Việt Nam . 45
    2.1.1. Sản phẩm và thị trường 45
    2.1.2. Năng lực sản xuất và qui mô xuất khẩu . 53
    2.1.3. Nguyên liệu đầu vào 59
    2.1.4. Lao động 61
    2.2. Thực trạng việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam . 63
    2.2.1. Thực trạng chuỗi giá trị toàn cầu của ngành may xuất khẩu ở Việt Nam . 63
    2.2.2. Vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may . 66
    2.3. Thực trạng về quan hệ liên kết của các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt
    Nam . 87
    2.3.1. Lợi ích của việc liên kết kinh tế của các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt
    Nam 87
    2.3.2. Các hình thức liên kết kinh tế chủ yếu trong các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam . 91
    2.4. Đánh giá về thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và quan hệ liên kết của các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam . 100
    2.4.1. Những kết quả đạt được . 100
    2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân . 102

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU111

    3.1. Phương hướng phát triển của ngành may xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới 111
    3.1.1. Quan điểm và phương hướng phát triển ngành may xuất khẩu Việt Nam 111
    3.1.2. Phân tích SWOT cho ngành may xuất khẩu của Việt Nam . 113
    3.2. Giải pháp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp may xuất khẩu của
    Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu và tăng cường liên kết 118
    3.2.1. Giải pháp đối với doanh nghiệp . 119
    3.2.2. Khuyến nghị đối với Nhà nước và các Hiệp hội 143
    KẾT LUẬN . . 163

    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 164

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 165
    PHỤ LỤC . 170

    LỜI NÓI ĐẦU
    Tính cấp thiết của đề tài luận án


    Chuỗi giá trị là khái niệm được Micheal Porter khởi xướng vào giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Theo ông, chuỗi giá trị là một tập hợp những hoạt động để đưa một sản phẩm từ khi còn là ý tưởng đến khi được sản xuất, đưa vào sử dụng và cả dịch vụ sau bán hàng [62]. Chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động như thiết kế mẫu mã, sản xuất, marketing, phân phối và cả dịch vụ sau bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng. Những hoạt động này có thể được chia xẻ giữa các doanh nghiệp khác nhau. Khi sự chia xẻ này vượt ra khỏi biên giới của một nước thì chuỗi giá trị toàn cầu được hình thành. Theo cách nhìn nhận này, các doanh nghiệp từ nhiều quốc gia trên thế giới sẽ trở thành những mắt xích quan trọng và có thể chi phối sự phát triển của một sản phẩm hay một ngành nào đó. Việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quan điểm chuỗi giá trị là một phương pháp hữu hiệu để đánh giá tốt nhất năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, của một ngành, cũng như đánh giá vai trò và phạm vi ảnh hưởng của một quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.

    Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế của các nước có xu hướng bị chi phối bởi các tập đoàn kinh tế mà hình thức hoạt động chính là mạng lưới dày đặc các công ty mẹ và chi nhánh ở rất nhiều nước khác nhau. Xu hướng toàn cầu hóa có tác động đến tất cả các nước, đặc biệt là những nước đang phát triển bởi xu hướng này dẫn đến việc liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng trở nên chặt chẽ. Thấu hiểu vị trí của một quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu mang lại những thông tin hữu hiệu trong việc đưa ra những chính sách, kế hoạch nhằm tăng sức mạnh mà rõ hơn nữa là tăng lợi nhuận của quốc gia đó trong thị trường và cũng là một yêu cầu quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

    Đã nhiều năm qua, ngành may là ngành tiên phong trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới, thu về cho đất nước một lượng ngoại tệ lớn. Từ năm 2000 trở lại đây, ngành may Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao, bình quân 20%/ năm trong giai đoạn 2000-
    2008 và luôn đứng thứ hai trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
    Năm 2009, ngành vươn lên trở thành ngành dẫn đầu về giá trị xuất khẩu trong cả nước. Thành quả này là nhờ Việt Nam có một nguồn lao động dồi dào, khéo tay, chi phí lao động tương đối thấp, các doanh nghiệp may Việt Nam đã xây dựng và giữ được chữ tín trong kinh doanh với nhiều bạn hàng trên thế giới.
    Xu thế tự do hóa thương mại cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đang đặt ngành may Việt Nam trước những áp lực và thách thức vô cùng to lớn bởi trong thời gian tới ngành may xuất khẩu Việt Nam vẫn được coi là ngành xuất khẩu chủ lực, mang lại nguồn ngoại tệ về cho Việt Nam và giúp cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Mặc dù trong thời gian qua, ngành may xuất khẩu Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng vẫn bộc lộ nhiều yếu tố bất lợi cho sự phát triển bền vững, đặc biệt là ngành công nghiệp phụ trợ phát triển chưa tương xứng, giá trị nhập khẩu chiếm tới gần 60% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm may. Phương thức xuất khẩu của ngành may chủ yếu từ gia công, phần thương mại bán sản phẩm chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn cũng là một trong những điểm bất lợi đó.

    Đặt trong bối cảnh hiện tại, khi ngành may được kỳ vọng là một trong những nhóm ngành công nghiệp chủ lực trong hệ thống công nghiệp của Việt Nam, việc phát triển ngành may là một vấn đề quan trọng cần được xem xét. Nhận thức được vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết của các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam” làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình với mong muốn sau khi phân tích chuỗi giá trị của ngành may xuất khẩu của Việt Nam, trong đó đặc biệt chú trọng tới những liên kết của các doanh nghiệp, tác giả có thể đưa ra những góp ý cho việc tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp may vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may nhằm tăng thêm giá trị thu được cho các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam.

    Mục đích nghiên cứu của luận án

    - Nghiên cứu, hệ thống hóa những lý thuyết có liên quan đến chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết của các doanh nghiệp.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...