Báo Cáo Phân tích chuỗi giá trị thanh long Bình Thuận

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DRAFT REPORT

    CHƯƠNG 1: CHUỖI GIÁ TRỊ THANH LONG BÌNH THUẬN
    I. GIỚI THIỆU

    Thanh long được du nhập vào Việt Nam khá lâu đời, riêng tại Bình Thuận được biết đến từ đầu thế kỉ 20. Tuy nhiên Thanh Long chỉ thực sự phát triển thành sản phẩm hàng hóa và có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống dân cư Bình Thuận từ những năm 1989-1990 trở lại đây.
    Ngược dòng thời gian, cách đây khoảng 25 năm trở về trước, cây thanh long do một số hộ nông dân trồng chủ yếu làm cây cảnh hoặc sử dụng cho việc thờ cúng. Đến 1985, người nông dân Bình Thuận bắt đầu trồng và sử dụng quả thanh long nhưng còn hạn chế. Đến năm 1990, quả thanh long được ưa chuộng sử dụng rộng rãi và người nông dân Bình Thuận bắt đầu chú ý đến thanh long và mở rộng diện tích sản xuất vì thanh long đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên vào thời điểm đó thanh long cũng chỉ mới được sử dụng trong nước và chưa xuất khẩu. Đến năm 1993, Đảng và Nhà Nước đã có chủ trương khoán diện tích đất nông nghiệp đối với người nông dân và chính sách mở cửa để hòa nhập, giao lưu kinh tế thương mại quốc tế thì quả thanh long bắt đầu có chỗ đứng trong thị trường trong nước và quốc tế (nguồn 6, phụ lục 2).

    Với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, Bình Thuận những năm trước đây và hiện nay, được xem là tỉnh có nhiều lợi thế nhất trong việc phát triển cây thanh long. Ở Việt Nam, hiện nay tỉnh Bình Thuận được coi là miền đất của trái thanh long Việt Nam.

    Việc phát triển thanh long mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho nông nghiệp địa phương như sử dụng được sức lao động nhàn rỗi của nông dân vào các tháng mùa khô, góp phần giải quyết công ăn việc làm và thúc đẩy các ngành nghề nông thôn; sử dụng ngày càng tốt hơn quĩ đất của hộ gia đình, đa dạng hóa nguồn sản vật địa phương, tránh được rủi ro trong sản xuất nông nghiệp thường gặp, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng và phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương (theo sở NN&PTNT)

    Chính vì vậy, việc góp phần tìm ra phương hướng phát triển bền vững cho loại cây chủ lực này của tỉnh từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, đặc biệt trong việc tăng cường hơn nữa giá trị và thị trường xuất khẩu thanh long hiện được Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn và các tổ chức đầu ngành của tỉnh Bình Thuận đặc biệt quan tâm. Ngòai ra, cón có nhiều tổ chức quốc tế cũng quan tâm và giúp đỡ nghiên cứu cây thanh long tại Bình Thuận. Gây được tiếng vang nhất là VNCI với chương trình nghiên cứu tính cạnh tranh cho trái thanh long Việt nam (nói chung) và Bình Thuận, nói riêng

    Chương trình phát triển kỹ thuật Đức GTZ, Metro Việt Nam và Bộ Thương mại muốn nghiên cứu và xây dựng một chuỗi giá trị thích hợp cho Thanh Long Bình Thuận, cũng không nhằm ngòai mục đích trên đây, là giúp cho tỉnh có một cái nhìn chính xác về chuỗi giá trị thanh long, các cơ cấu trong chuỗi giá trị, các quan hệ gắn kết, ảnh hưởng trong từng cơ cấu cũng như các điểm yếu cần thay đỗi và hướng hỗ trợ cho việc thay đổi và các phương pháp tiếp cận cần thiết trong thời gian tới.




    II. THÔNG TIN CHUNG

    1. Tỉnh Bình Thuận


    Bình Thuận là một tỉnh nằm ở cực Nam Trung Bộ Việt nam, Cách thành phố Hồ Chí Minh 188km. Phía bắc và đông bắc giáp Ninh Thuận, tây bắc giáp Lâm Đồng, tây giáp Đồng Nai, đông và đông nam giáp biển, tây nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu.
    Diện tích đất tự nhiên là 782,846 ha, trong đó 219,741 ha đất nông nghiệp (Niên giám thống kê 2004)
    BẢN ĐỒ BÌNH THUẬN



    Điều kiện thời tiết tại Bình Thuận hầu như nóng nhất trong cả nước. Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới, khô nắng, nhiệt độ cao phù hợp cho việc canh tác cây thanh long.
    Bình Thuận có 2 mùa rõ rệt trong năm: Mùa mưa từ tháng 5 – 10, và mùa nắng từ tháng 11 – 4. Lượng mưa ít, trung bình 1,000 đến 1,600 mm/ năm (bằng ½ lượng mưa trung bình ở Nam Bộ). Độ ẩm trung bình hàng năm là 79%.Nhiệt độ trung bình của tỉnh Bình Thuận khoảng 270C, vào tháng giêng hoặc tháng 2, nhiệt độ thấp nhất từ 240C - 250C. Mặt khác, vào tháng 5 và tháng 6, nhiệt độ cao nhất có thể tới 280C – 28.50C. Số ngày nắng : 2,556 – 2,924 giờ. Trong đó tháng 7,8,9 là những tháng ít ánh nắng mặt trời nhất trong năm (Nguồn 12, phụ lục 2)

    Theo tổng cục Thống Kê, dân số của cả tỉnh Bình Thuận năm 2004 là 1,135.9 nghìn người, mật độ dân số : 145 người/ km2. Từ 1991 đến 1999, hàng năm thanh long mang lại nguồn thu nhập từ 25 tỷ đến 30 tỷ đồng cho hơn 8,500 hộ nông dân của 5 huyện, thành phố trong tỉnh tham gia trồng trọt. (nguồn 1, phụ lục 2). Trong những năm gần đây thanh long Bình Thuận mang lại nguồn thu nhập khá cao (150-180 tỷ đồng) cho hơn 9,500 hộ nông dân của 6 huyện, thành phố (nguồn 7, phụ lục 2).

    Những năm 1995- 2000 và từ năm 2000 cho đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Thuận khá cao. Một phần nhờ có phát triển du lịch và khuyến khích đầu tư vào tỉnh nên tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Bình Thuận rất cao.

    Bảng 1:Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

    Năm 2001 2002 2003 2004
    GDP 10.4 11 12.1 13.02
    (Nguồn: số 13, phụ lục 2)

    Như vậy, với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong thời gian 5 năm qua đã mang lại những lợi thế nhất định cho Bình Thuận trong nông nghiệp nói riêng và các ngành kinh tế khác nói chung.


    Đồ thị sau đây cho biết rõ hơn giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp Bình Thuận và tốc độ tăng trưởng trong vòng 5 năm qua:

    Đồ thị 1: Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Bình Thuận (tính theo giá hiện hành).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...