Tiểu Luận phân tích chuôi giá trị sản phẩm vải thiều Lục Ngạn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    .Vấn đề nghiên cứu
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
    Lục Ngạn là một huyện miền núi cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 40km. Với lới thế kinh tế rất lớn về cây ăn quả như vải thiều, nhãn, na, hồng Đặc biệt vải thiều là cây chủ đạo chính trong các loại cây ăn quả của địa phương. Hiện nay Lục Ngạn đang là “kinh đô” của vải thiều với diện tích vào khoảng hơn 14.000ha, sản lượng năm 2010 đạt khoảng 60.000 tấn. Vải thiều đã thực sự là cây thế mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập GDP toàn huyện, là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, có quy mô phát triển thành một loại cây hàng hóa thực sự. Sản phẩm vải thiều Lục Ngạn chiếm tới 30 - 40% tổng sản lượng vải tươi tiêu thụ ở thị trường trong nước và trên 50% sản lượng vải khô xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

    Tuy vậy, trong thời gian gần đây chuỗi giá trị của vải thiều Lục Ngạn chưa được khai thác, chưa phát huy hết so với tiềm năng vốn có của nó. Những mặt trái của cơ chế thị trường đã làm cho vải thiều Lục Ngạn bị đánh đồng với vải của các địa phương khác. Một số nhà buôn và cơ sở chế biến đã đánh đồng vải Lục Ngạn với một số loại vải khác vào sản xuất làm giảm giá trị thương hiệu vải Lục Ngạn Người dân trồng vải còn phải chịu nhiều rủi ro, giá cả đầu vụ và cuối vụ chênh nhau khá cao so với chính vụ, giá cả hàng năm cũng không ổn định. Kiến thức về hoa quả sạch của người dân còn hạn chế, chương trình VIETGAP của trường ĐHNN Hà Nội mới đang ở mô hình thí điểm chưa được nhân rộng vì còn nhiều khó khăn. Vì vậy việc mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khó tình như châu Âu là rất khó khăn. Trong khi đó việc nắm bắt thông tin thị trường của người dân còn hạn chế, thiếu liên kết giữa các tác nhân trong việc tham gia thị trường. Tuy nhiên hiện nay chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào phân tích hệ thống chuỗi giá trị của vải thiều Lục Ngạn để đánh giá đúng thực trạng và đưa ra các giải pháp khoa học. Vì vậy xuất phát từ thực tiễn trên nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    phân tích chuỗi giá trị sản phẩm vải tươi tại Lục Ngạn
    II. Mục tiêu nghiên cứu.
    - Mục tiêu chung:
    Từ cơ sở lý luận về phân tích chuỗi giá trị và dựa trên nghiên cứu phân tích đưa ra đánh giá thực trạng địa bàn nghiên cứu các tác nhân tham gia chuỗi giá trị từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị chính sách nhằm nâng cao vai trò các tác nhân trong chuỗi giá trị vải thiều Lục Ngạn.
    - Mục tiêu cụ thể:
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận cơ bản về chuỗi giá trị; cơ sở thực tiễn về sản xuất tiêu thụ vải thiều.
    - Tìm hiểu và phân tích cấu trúc và quan hệ thị trường ngành hàng vải thiều tại Lục Ngạn, ước lượng phân bổ lợi ích, chi phí và doanh thu giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị vải Lục Ngạn.
    - Phân tích khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức của các tác nhân trong chuỗi giá trị.
    - Đề xuất định hướng và các giải pháp phù hợp để nâng cấp và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm vải thiều Lục Ngạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...