Thạc Sĩ Phân tích chuỗi giá trị mặt hàng cam Hàm Yên tại tỉnh Tuyên Quang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC CÁC BẢNG ii
    DANH MỤC CÁC HÌNH iii
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
    VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ . 5
    1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu . 5
    1.1.1. Tổng quan những nghiên cứu về tình hình sản xuất, chế biến, hàng
    nông sản ở Việt Nam 5
    1.1.2. Tổng quan về những nghiên cứu về tình hình sản xuất, chế biến hàng
    nông sản ở Tuyên Quang 6
    1.1.3. Bài học kinh nghiệm . 7
    1.1.4. Tính mới của đề tài: 13
    1.2. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị . 13
    1.2.1.Chuỗi giá trị theo khung Michael Porter 13
    1.2.2. Chuỗi giá trị theo Kaplinsky và Morris . 16
    1.2.3. Chuỗi cung ứng 18
    1.2.4. Mối quan hệ giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng 22
    1.2.5. Khung phân tích chuỗi giá trị 23
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26
    2.1. Phương pháp nghiên cứu . 26
    2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin 26
    2.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu thu thập . 27
    Chương 3: THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ MẶT HÀNG CAM HÀM YÊN
    TẠI TỈNH TUYÊN QUANG . 29
    3.1. Điều kiện tự nhiên . 29
    3.1.1. Địa lý và khí hậu 29
    3.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến việc phát triển cây cam sành 31
    3.2. Đặc điểm về kinh tế, văn hóa và xã hội . 32
    3.2.1. Tình hình kinh tế 32
    3.2.2. Lực lượng lao động 32
    3.2.3. Cơ sở hạ tầng 33
    3.2.4. Ảnh hưởng của kinh tế xã hội đến chuỗi giá trị cam Hàm Yên . 34
    3.2.5. Thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản ở Tuyên Quang 34
    3.2.6. Nguyên nhân của những kết quả giai đoạn 2010 -2014 . 35
    3. 3. Thực trạng các tác nhân trong chuỗi giá trị cam Hàm Yên 37
    3.3.1. Trang trại vườn . 37
    3.3.2. Nông dân sản xuất 38
    3.3.3. Thương lái/ đơn vị thu mua 39
    3.3.4. Người tiêu dùng 40
    3.3.5. Hoạt động thúc đẩy chuỗi phát triển . 41
    3.4. Phân tích chuỗi giá trị cam Hàm Yên 43
    3.4.1. Sơ đồ chuỗi giá trị cam và chuỗi cung ứng . 43
    3.4.2. Xác định sự phân phối lợi ích của những người tham gia chuỗi . 49
    3.4.3. Phân tích SWOT . 53
    Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHUỖI GIÁ TRỊ CAM
    HÀM YÊN TẠI TỈNH TUYÊN QUANG 58
    4.1. Những kết quả nghiên cứu . 58
    4.2. Giải pháp nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên giai đoạn 2015 – 2020 .
    . 59
    4.2.1. Về phía chính quyền địa phương 59
    4.2.2. Về phía doanh nghiệp . 68
    4.2.3. Về phía các nông hộ . 69
    4.3. Kiến nghị . 69
    4.3.1. Đối với nhà nước 69
    4.3.2. Đối với doanh nghiệp . 70
    4.3.3. Đối với nông hộ 70
    KẾT LUẬN 71
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
    PHỤ LỤC
    i
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    DN: Doanh nghiệp
    GDP: Gross Domestic Products
    HTX: Hợp tác xã
    GlobalGAP: Global Good Agricultural Practices
    GTZ: Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật Cộng hòa Liên bang Đức
    KHCN: Khoa học Công nghệ
    KHKT: Khoa học Kỹ thuật
    MW, KV, KW: Đơn vị trong ngành điện
    Sở NN&PTNT: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
    SNV: Tổ chức phát triển Hà Lan
    TNSP: Agriculture, Farmers and Rural Areas Support Project in Tuyen
    Quang
    UBND: Ủy ban Nhân dân
    VietGAP: Vietnamese Good Agricultural Practices
    Province. ii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 3.1. Diện tích, cơ cấu các loại đất nông nghiệp năm 2014 . 30
    Bảng 3.2. Chi phí vật tư trồng một hecta cam sành năm 2014 46
    Bảng 3.3. Chi phí và lợi nhuận biên của các tác nhân trong chuỗi 51 iii
    DANH MỤC CÁC HÌNH


    Hình 1.1. Sơ đồ chuỗi giá trị nông sản. . 24
    Hình 3.1. Diện tích trồng cam Hàm Yên giai đoạn 2011 - 2014 . 38
    Hình 3.2. Sơ đồ chuỗi giá trị cam Hàm Yên . 44
    Hình 3.3. Sơ đồ mối quan hệ trực tiếp của thương lái 52
    Hình 3.4. Mô hình SWOT chéo của chuỗi giá trị cam Hàm Yên 57
    Hình 4.1. Mô hình liên kết chuỗi du lịch 65
    Hình 4.2. Mô hình hợp tác trong chuỗi giá trị cam Hàm Yên . 67 1

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam là một nước có trên 70% dân số làm nông nghiệp. Trong hơn
    hai mươi năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi
    bật, đảm bảo an ninh lương thực, đưa chúng ta thành nước xuất khẩu nông sản
    lớn về các mặt hàng như gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, chè, thủy sản .
    Nông nghiệp là ngành duy nhất xuất siêu, góp phần ổn định cán cân thương
    mại và giúp chúng ta vượt qua các cuộc khủng khoảng kinh tế gần đây.
    Tuy nhiên, chúng ta cũng luôn đứng trước những thử thách: “Được
    mùa mất giá, mất mùa được giá”; “Trồng-chặt” .Nguyên nhân của tồn tại này
    có nhiều, nhưng lý do chính là chúng ta đã không tạo dựng được thị trường
    của riêng mình và ổn định thị trường đầu ra. Chúng ta đã thấy rõ rằng nếu ta
    không tạo được thị trường trong hoặc ngoài nước, nhất là thị trường quốc nội
    thì nông, ngư dân không thể làm giàu được và do đó nông nghiệp nước nhà
    cũng không thể tiến xa hơn nữa.
    Trong quá trình phát triển, nông nghiệp Việt Nam đã bộc lộ những lỗ
    hổng lớn trong dây chuyền sản xuất, công nghệ sau thu hoạch, chất lượng và
    vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, dù là một trong những quốc gia có sản
    lượng xuất khẩu nông sản lớn, nhưng tính bền vững trong sản xuất của chúng
    ta chưa cao, hiện bộc lộ nhiều khiếm khuyết lớn từ giống, kỹ thuật, chăm sóc
    cho đến thu hoạch, chế biến sau thu hoạch và tiêu thụ. Các công đoạn tạo nên
    giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị nông sản hầu như đều nằm ở ngoài
    lãnh thổ Việt Nam như chế biến, phân phối, trong khi các công đoạn trong
    nước đều tạo ra giá trị gia tăng thấp, nhất là khâu sản xuất. Do đó, nâng cao
    giá trị gia tăng thông qua việc tạo thêm giá trị ở mỗi khâu và phân chia hài
    hòa trong chuỗi sẽ góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của nông sản, cải 2

    thiện thu nhập của nông dân và đảm bảo sự phát triển bền vững của sản xuất
    nông nghiệp.
    Cây cam sành là một trong những loại trái cây ăn quả được nhiều người
    tiêu dùng trong nước cũng như trên thế giới rất ưa chuộng nhờ hương vị thơm
    ngon cùng giá trị dinh dưỡng cao. Với điều kiện về đất đai, khí hậu phù hợp
    cho sự phát triển của cây cam sành, huyện Hàm Yên được chọn là huyện thí
    điểm của tỉnh Tuyên Quang đã và đang phát triển giống cam sành nói trên.
    Cam sành Hàm Yên được bình chọn nằm trong top 50 hoa quả nổi tiếng của
    Việt Nam năm 2012. Cây cam sành đã khẳng định được vị thế là cây trồng
    mũi nhọn mang lại cuộc sống ấm no, giàu có cho người dân.
    Những năm qua, huyện Hàm Yên đã tích cực tuyên truyền, vận động
    nhân dân mở rộng diện tích trồng cam, tăng cường các biện pháp chăm sóc
    cây theo tiêu chuẩn, xây dựng nhiều mô hình trang trại trồng cam với quy mô
    lớn, nhờ đó tạo thu nhập cao cho người trồng cam.
    Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, việc phát triển cam Hàm Yên tại
    tỉnh Tuyên Quang vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: Thị trường tiêu thụ chưa
    ổn định và có nhiều sản phẩm cùng loại cạnh tranh; Việc ứng dụng khoa học
    kỹ thuật vào sản xuất cam còn nhiều hạn chế; Sản xuất cây giống sạch bệnh
    chưa đáp ứng được yêu cầu trồng mới; Khâu bảo quản và vận chuyển còn hạn
    chế; Thiếu vốn đầu tư sản xuất
    Do đó, việc phân tích chuỗi giá trị mặt hàng cam Hàm Yên tại tỉnh
    Tuyên Quang và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chuỗi giá trị cũng như việc
    phân phối hài hòa lợi ích của các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng cam
    Hàm Yên là cần thiết. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Phân tích chuỗi
    giá trị mặt hàng cam Hàm Yên tại tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài luận văn
    thạc sỹ.
    3

    Câu hỏi nghiên cứu của đề tài:
    Nhà nước và doanh nghiệp cần phải làm gì để tối đa hóa giá trị, lợi ích
    của các tác nhân trong chuỗi và nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên nhằm
    tạo ra chuỗi giá trị cam có tính bền vững?
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích
    - Xác định cấu trúc chuỗi giá trị cam Hàm Yên và lợi ích của các tác
    nhân chính trong chuỗi hàng nông sản cam ở tỉnh Tuyên Quang;
    - Tìm ra nguyên nhân việc phát triển không bền vững của mặt hàng
    cam sành Hàm Yên tại tỉnh Tuyên Quang.
    Nhiệm vụ
    - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn nghiên cứu về chuỗi giá trị và đề
    xuất phương pháp nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm nông sản cho nghiên cứu
    này;
    - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chuỗi giá trị mặt
    hàng này trong giai đoạn 2015 – 2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Các tác nhân trong chuỗi giá trị cam Hàm Yên
    (Nông dân, người thu gom, chủ nậu vựa, công ty chế biến, người bán sỉ và
    người bán lẻ).
    Phạm vi nghiên cứu:
    - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Hàm Yên;
    - Phạm vi về thời gian: Số liệu sử dụng cho phân tích thực trạng từ
    năm 2010 – 2014, đề xuất giải pháp cho những năm 2015 – 2020;
    - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn
    của các đề án, chính sách hỗ trợ mặt hàng cam Hàm Yên đã và đang triển khai 4

    tại tỉnh Tuyên Quang. Đại điện là UBND tỉnh, Sở NN&PTNT tỉnh Tuyên
    Quang và Hội cam sành Hàm Yên.
    4. Đóng góp của luận văn
    - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản của chuỗi giá trị và phân
    tích chuỗi giá trị;
    - Phân tích SWOT chuỗi giá trị mặt hàng cam Hàm Yên tại tỉnh
    Tuyên Quang;
    - Đánh giá tương đối toàn diện thực trạng chế biến, tiêu thụ mặt hàng
    nông sản cam Hàm Yên theo khung lý thuyết về phân tích chuỗi giá trị;
    - Đề xuất được một số giải pháp nâng cao chuỗi giá trị, đặc biệt ở
    khâu tiêu thụ, làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý của doanh nghiệp và
    nhà nước tham khảo để xây dựng đề án phát triển vùng cam đặc sản cho tỉnh
    Tuyên Quang;
    - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho
    sở ban ngành của tỉnh, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị
    cam Hàm Yên, nhằm đưa cây cam Hàm Yên trở thành cây nông nghiệp mũi
    nhọn của tỉnh.
    5. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
    Luận văn gồm 4 chương:
    Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về chuỗi giá trị
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Thực trạng chuỗi giá trị mặt hàng cam HàmYên tại Tuyên
    Quang
    Chương 4: Kiến nghị giải pháp.
     
Đang tải...