Thạc Sĩ Phân tích chuỗi giá trị của mặt hàng tôm thẻ chân trắng trường hợp các hộ nuôi tại thị xã ninh hoà

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA MẶT HÀNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG HỢP CÁC HỘ NUÔI TẠI THỊ XÃ NINH HOÀ

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC BẢNG vii
    DANH MỤC HÌNH . ix
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
    1.1 Khái niệm cơ bản 6
    1.1.1 Chuỗi (Filière) . 6
    1.1.2 Chuỗi giá trị . 7
    1.2 Phân biệt chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng 13
    1.3 Nội dung cơ bản trong phân tích chuỗi giá trị . 14
    1.3.1 Lập sơ đồ chuỗi giá trị . 16
    1.3.2 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị . 19
    1.3.3 Quản trị chuỗi giá trị 21
    1.3.4 Nâng cấp chuỗi giá trị 22
    1.3.5 Liên kết kinh tế trong chuỗi giá trị . 24
    1.3.5.1 Khái niệm liên kết kinh tế . 24
    1.3.5.2 Các hình thức liên kết kinh tế trong chuỗi giá trị . 24
    1.3.5.3 Lợi ích của liên kết kinh tế trong chuỗi giá trị . 24
    1.4 Tầm quan trọng việc phân tích chuỗi giá trị 25
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Ở THỊ
    XÃ NINH HÒA TỈNH KHÁNH HÒA VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
    2.1 Thực trạng ngành thủy sản Việt Nam 26
    2.1.1 Sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản Việt Nam . 26
    2.1.2 Giá trị và kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 27
    2.2 Thực trạng nghề nuôi tôm thương phẩm tại Việt Nam . 29
    2.2.1 Sản lượng tôm nuôi thương phẩm tại Việt Nam . 29
    2.2.2 Giá trị và kim ngạch xuất khẩu tôm thương phẩm Việt Nam 30
    2.3 Thực trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam . 31
    2.3.1 Đặc điểm về tôm thẻ chân trắng . 31
    iv
    2.3.1.1 Phân loại . 31
    2.3.1.2 Đặc điểm sinh thái và tập tính sinh sống . 32
    2.3.1.3 Diện tích nuôi, sản lượng khai thác, kim ngạch xuất khẩu và thị trường
    tiêu thụ tôm thẻ chân trắng 34
    2.4 Thực trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Khánh Hòa và Ninh Hòa 35
    2.4.1 Điều kiện tự nhiên huyện Ninh Hòa . 35
    2.4.1.1 Vị trí địa lý . 35
    2.4.1.2 Đặc điểm khí hậu 37
    2.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Ninh Hòa 38
    2.4.3 Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng 39
    2.4.3.1 Chọn địa điểm nuôi . 39
    2.4.3.2 Xây dựng hệ thống ao nuôi . 39
    2.4.3.3 Chuẩn bị ao nuôi . 40
    2.4.3.4 Thả giống . 40
    2.4.3.5 Chăm sóc, cho ăn và quản lý thưc ăn 40
    2.4.4 Sản lượng nuôi và thị trường tiêu thụ tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa 41
    2.4.5 Quy trình chế biến của Công ty cổ phần thủy sản Nha Trang . 44
    2.4.6 Các tổ chức, nhà hỗ trợ, thể chế, chính sách, qui định tác động chuỗi giá trị tôm
    chân trắng . 45
    2.4.7 Những thuận lợi, khó khăn trong việc nuôi trồng, chế biến xuất khẩu tôm thẻ
    chân trắng thị xã Ninh Hòa nói riêng và cả nước nói chung 48
    2.5 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu . 51
    2.5.1 Dữ liệu thứ cấp 51
    2.5.2 Dữ liệu sơ cấp 52
    2.5.3 Phương pháp phân tích chuỗi giá trị . 52
    CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 56
    3.1 Phân tích cấu trúc thị trường tôm thẻ chân trắng - Trường hợp các hộ nuôi tại thị
    xã Ninh Hòa 56
    3.1.1 Những tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng - Trường hợp
    các hộ nuôi tại thị xã Ninh Hòa . 56
    3.1.1.1 Hộ nuôi tôm 57
    3.1.1.2 Đại lý thu mua cấp 1 . 58
    3.1.1.3 Đại lý thu mua cấp 2 . 58
    v
    3.1.1.4 Người bán lẻ . 59
    3.1.1.5 Công ty chế biến 59
    3.1.1.6 Nhà nhập khẩu 59
    3.1.2 Tình hình cạnh tranh sản phẩm tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa 60
    3.1.2.1 Mức độ khác biệt sản phẩm 60
    3.1.2.2 Rào cản gia nhập ngành 60
    3.1.2.3 Tiếp cận thông tin thị trường . 62
    3.2 Tổ chức vận hành thị trường . 63
    3.2.1 Phân loại và cơ sở hình thành giá . 63
    3.2.2 Hoạt động mua vào và bán ra . 64
    3.2.3 Phương thức giao dịch và thanh toán . 68
    3.3 Kết quả thị trường . 70
    3.3.1 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của các tác nhân tham gia trong chuỗi 70
    3.3.1.1 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của hộ nuôi tôm . 70
    3.3.1.2 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên bình quân của Đại lý cấp 1 . 73
    3.3.1.3 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của đại lý cấp 2 76
    3.3.1.4 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của người bán lẻ . 77
    3.3.1.5 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của Công ty chế biến 78
    3.3.2 Cơ cấu giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên của các tác nhân tham gia
    chủ yếu trong chuỗi giá trị 80
    CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH
    TRANH VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI THỊ XÃ
    NINH HÒA . 87
    4.1 Hỗ trợ Hộ nuôi tôm . 87
    4.2 Thực hiện liên kết dọc giữa những tác nhân trong chuỗi. 91
    4.3 Tăng cường liên kết giữa các công ty chế biến xuất khẩu thủy sản trong hoạt
    động nghiên cứu thị trường nước ngoài. 94
    4.4 Đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng tôm thẻ chân trắng ở thị trường trong nước và nước
    ngoài 95
    KẾT LUẬN 98
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 100
    PHUÏ LUÏC

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
    Xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu hàng đầu của
    nước ta. Trong các năm qua, giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta đã liên tục tăng
    đáng kể. Năm 2009 là 4,2513 tỷ USD, đến năm 2010 là 5,034 tỷ USD tăng 18,4 % so
    với năm 2009. Năm 2011 là 6,117 USD tỷ tăng 21,5 % so với năm 2010 (VASEP).
    Trong đó, năm 2011 sản phẩm tôm chiếm gần 2,4 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm
    2010. Hiện nay Việt Nam xuất khẩu sản phẩm tôm sang 91 thị trường thế giới. Nhật
    Bản, Mỹ, EU, Trung Quốc (gồm cả Hồng Kông) và Hàn Quốc là 5 thị trường nhập
    khẩu lớn nhất, chiếm 81,7% tỷ trọng giá trị xuất khẩu tôm cả nước. Trong đó, Nhật
    Bản đứng đầu với giá trị đạt 607,2 triệu USD, chiếm 25,3% tỷ trọng XK, tiếp đến Mỹ
    (558,5 triệu USD), EU (412,8 triệu USD), Trung Quốc (223,6 triệu USD) và Hàn
    Quốc (157,5 triệu USD). [27]
    Tôm sú vẫn là mặt hàng xuất khẩu tôm chủ lực của Việt Nam. Tổng giá trị xuất
    khẩu tôm sú năm 2011 đạt trên 1,43 tỷ USD chiếm gần 60% tổng giá trị. Tuy nhiên, do
    tôm sú có thời gian nuôi dài ngày, chi phí nuôi cao, dễ mắc dịch bệnh; do đó mặt hàng
    tôm thẻ chân trắng có xu hướng được thay thế. Giá trị tôm thẻ chân trắng năm 2011
    đạt 704 triệu USD tăng gần 70% so với năm 2010. [27]
    Tôm chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931 hoặc Litopenaeus vannamei) có
    nguồn gốc từ Nam Mỹ, không phân bố tự nhiên ở vùng biển các nước châu Á. So với
    tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng có đặc điểm là: tốc độ sinh trưởng nhanh,
    có thể nuôi mật độ cao do có đặc tính phân bố đều trong cột nước, tỷ lệ sống và sinh
    trưởng tốt hơn nhiều lần so với tôm sú ngay cả trong điều kiện độ mặn biến động lớn,
    có khả năng chịu được nhiệt độ thấp (<15
    0
    C), đặc biệt tôm chân trắng cũng đòi hỏi
    thức ăn có hàm lượng protein thấp hơn tôm sú nên ngày càng được phát triển nuôi
    rộng [4]. Tôm chân trắng nhập cư vào Việt Nam vào năm 2003 nhưng không được
    phép nuôi rộng rãi do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho các đối tượng nuôi khác. Đến
    năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã loại bỏ các lệnh cấm này. Kể từ
    đó, nhiều Hộ nuôi tôm cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền Trung lựa chọn nuôi để thay
    thế cho tôm sú.
    2
    Thị xã Ninh Hòa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa có diện tích mặt nước rộng lớn với
    3.209 ha có thể phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ. Diện tích có khả năng nuôi
    trồng thủy sản nước ngọt là 1.540 ha. Ngoài ra, Ninh Hoà nằm trong tiểu vùng khí hậu
    đồng bằng ven biển, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng
    của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà, mùa đông không rét buốt. Nhiệt độ trung
    bình hàng năm 26,6
    0
    C, lượng mưa trung bình hàng năm 1.350 mm tạo điều kiện thuận
    lợi cho việc phát triển nuôi tôm. Diện tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng tăng
    lên một cách nhanh chóng. Năm 2008, diện tích nuôi tôm chân trắng chỉ đạt 300 ha và
    sản lượng là 425 tấn; đến năm 2011 là 1.500 ha và sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt
    2.003 tấn. Theo Chi cục Thống kê thị xã Ninh Hòa, năm 2010 giá trị GDP của thị xã là
    4.609 tỷ đồng, ngành nông lâm nghiệp, thủy sản là 792 tỷ đồng, chiếm 17,8% trong
    giá trị GDP, rõ ràng tôm thẻ chân trắng có những đóng góp giá trị kinh tế nhất định
    cũng với những loại thủy sản khác. Bên cạnh đó, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng còn
    góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân và đang từng bước góp phần chuyển
    dịch cơ cấu nuôi quảng canh sang nuôi công nghiệp. Với giá trị kinh tế tiềm năng tôm
    thẻ chân trắng mang lại, việc nuôi trồng và chế biến tôm thẻ chân trắng cần được phát
    triển và trở thành ngành sản xuất quan trọng không thể thiếu được trong ngành thủy
    sản Việt Nam nói chung và Khánh Hòa, thị xã Ninh Hòa nói riêng.
    Tuy nhiên, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn thị xã Ninh Hòa hiện nay
    đang gặp nhiều khó khăn và chưa mang lại hiệu quả cao do hộ nuôi tôm thả tôm với
    mật độ dày, mức độ quay vòng thâm canh ao đầm quá cao làm cho môi trường bị suy
    thoái không có thời gian phục hồi. Dịch bệnh hoành hành, tôm chết hàng loạt, nhiều
    hộ nuôi tôm rơi vào tình trạng thua lỗ, nợ nần. Ngoài các vấn đề về môi trường, nuôi
    tôm bền vững, các Hộ nuôi tôm còn phải gặp nhiều khó khăn như biến đổi khí hậu,
    thời tiết diễn biến bất thường, người nuôi tôm nuôi chưa đúng kỹ thuật, chất lượng con
    giống thấp, nguồn nước không đảm bảo,
    Bên cạnh đó, kinh doanh tôm thẻ chân trắng cũng là nguồn thu nhập của nhiều
    đại lý thu mua, người bán lẻ, họ gặp khó khăn như thiếu kiến thức VSATTP, kiến thức
    bảo quản làm giảm chất lượng nguyên liệu tôm thẻ chân trắng. Các Công ty chế biến,
    xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đang cạnh tranh khốc liệt về nguyên liệu và gặp không ít
    khó khăn và thử thách trong quá trình hội nhập như sự đòi hỏi ngày càng cao của
    người tiêu dùng về các tiêu chuẩn về VSATTP, các chất cấm sử dụng trong nuôi trồng
    3
    thủy sản như chloramphenicol, trifluralin, quy định về truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn
    Global GAP, BRC của các thị trường nhập khẩu, Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài
    “Phân tích chuỗi giá trị của mặt hàng tôm thẻ chân trắng - Trường hợp các hộ nuôi
    tại thị xã Ninh Hòa” rất cần thiết. Đề tài sẽ làm rõ những tác nhân tham gia vào chuỗi
    giá trị tôm thẻ chân trắng; mối quan hệ, các tương tác và sự phân phối lợi ích của từng
    tác nhân; cấu trúc và sự vận hành thị trường của loại sản phẩm này; kết cấu phân bổ
    giá trị tăng thêm của các tác nhân trong chuỗi; từ đó đề xuất biện pháp nâng cao khả
    năng cạnh tranh cho chuỗi giá trị tôm chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Mô tả cấu trúc thị trường, kênh phân phối cũng như mối quan hệ giữa các tác
    nhân trong khác nhau trong chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng – trường hợp các hộ nuôi
    tại thị xã Ninh Hòa.
    - Phân tích, đánh giá kết quả kinh tế giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị tôm
    thẻ chân trắng – trường hợp các hộ nuôi tại thị xã Ninh Hòa.
    - Đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm
    tôm thẻ chân trắng cho các tác nhân trong toàn hệ thống chuỗi.
    3. Câu hỏi nghiên cứu
    Đề tài tiến hành nghiên cứu nhằm tập trung trả lời những câu hỏi sau:
    - Những tác nhân nào tham gia vào chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng?
    - Cấu trúc và sự vận hành thị trường của loại sản phẩm này diễn ra như thế nào?
    - Kết cấu phân bổ giá trị tăng thêm của các tác nhân chủ yếu tham gia trong
    chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng như thế nào?
    - Những khó khăn của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị và những kiến
    nghị nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm tôm thẻ chân trắng tại thị xã
    Ninh Hòa?
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    - Đề tài tập trung tiếp cận lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris
    (2011): A handbook for Value Chain Research; Tài liệu sổ tay thực hành phân tích
    chuỗi giá trị của dự án M4P, từ đó tập trung nghiên cứu chuỗi giá trị mặt hàng tôm thẻ
    chân trắng – Trường hợp các Hộ nuôi tại thị xã Ninh Hòa.
    - Áp dụng cách tiếp cận mô hình SCP (Structure – Conduct – Perform) kết hợp
    cách tiếp cận kênh marketing và sự phân chia giá trị gia tăng giữa các tác nhân trong
    chuỗi.
    4
    Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    - Phương pháp mô tả: Mô tả thực trạng hoạt động cung cấp tôm thẻ chân trắng
    giữa các tác nhân trong chuỗi.
    - Phương pháp thảo luận nhóm: chủ yếu là thu thập thông tin từ phía hộ nuôi
    tôm thẻ chân trắng, thảo luận với họ những vấn đề liên quan đến việc nuôi trồng, thu
    hoạch, tiêu thụ sản phẩm tôm thẻ chân trắng để xác định những khó khăn và nguyện
    vọng của các hộ nuôi tôm. Những thông tin này sẽ được tổng hợp và phân tích trình
    bày trong đề tài.
    - Phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu: dựa theo nguồn thông tin thu
    thập sơ cấp, thứ cấp và kết quả điều tra sẽ được thống kê, phân tích và trình bày
    trong đề tài.
    - Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: Phỏng vấn chuyên sâu các tác nhân
    chủ yếu tham gia dọc theo chuỗi giá trị. Các thông tin này được tổng hợp và phân tích
    cho phù hợp với mục đích nghiên cứu.
    - Phương pháp thu thập thông tin:
    + Thông tin thứ cấp: dữ liệu thu thập từ các nguồn tài liệu như các báo cáo
    khoa học, báo cáo hiệp hội, Tổng cục thống kê, Phòng Nông nghiệp và Phát triển
    Nông thôn thị xã Ninh Hòa, Phòng kinh tế thị xã Ninh Hòa, internet,
    + Thông tin sơ cấp: dữ liệu thu thập thông qua những khảo sát thực tế từ Hộ
    nuôi tôm, Đại lý, Người bán lẻ, Công ty chế biến kinh doanh Tôm thẻ chân trắng và
    thông qua những trao đổi phỏng vấn chuyên sâu.
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
     Đối tượng nghiên cứu: là các tác nhân trong chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng
    bao gồm: Hộ nuôi tôm, Đại lý thu mua cấp 1, Đại lý thu mua cấp 2, Người bán lẻ và
    Công ty chế biến.
     Phạm vi nghiên cứu:
    - Đề tài tập trung nghiên cứu trên phạm vi địa bàn huyện Ninh Hòa tỉnh Khánh
    Hòa.
    - Những thông tin thứ cấp chủ yếu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ năm
    2008 đến năm 2011. Thời gian điều tra là thời gian bắt đầu vụ nuôi đầu tiên
    trong năm, từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012.
    5
    6. Bố cục đề tài nghiên cứu
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, . đề tài được kết cấu
    bao gồm các chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận
    Chương 2: Thực trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa và
    phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
    Chương 4: Đề xuất kiến nghị nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản
    phẩm tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa.
    6
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1.1 Khái niệm cơ bản
    1.1.1 Chuỗi (Filière)
    Phương pháp ‘filière’ (filière có nghĩa là dòng hoặc chuỗi) bao gồm các trường
    phái tư duy và nghiên cứu khác nhau. Ban đầu, phương pháp được sử dụng để phân
    tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của
    Pháp vào những năm 1960. Phân tích chủ yếu phục vụ như một công cụ để nghiên cứu
    mà hệ thống sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là cao su, bông, cà phê và dừa) được tổ
    chức trong bối cảnh các nước đang phát triển. Trong bối cảnh này, khung filière chú
    trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với công
    nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng.
    Do đó, khái niệm chuỗi (filière) bao hàm nhận thức kinh nghiệm thực tế được
    sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa và xác định những người tham
    gia vào các hoạt động. Tuy nhiên, khái niệm chuỗi (filière) chủ yếu tập trung vào các
    vấn đề của các mối quan hệ vật chất và kỹ thuật định lượng và tự nhiên, được tóm tắt
    trong sơ đồ dòng chảy của các hàng hóa và sơ đồ của mối quan hệ biến đổi.
    Phương pháp chuỗi có hai luồng tư tưởng chung với phân tích chuỗi giá trị:
    - Sự đo lường về mặt kinh tế và tài chính của filière (được đưa ra trong Duruflé,
    Fabre và Yung (1988) và được sử dụng trong một số dự án phát triển do Pháp tài trợ
    trong năm 1980 và 1990) tập trung vào vấn đề tạo thu nhập và phân phối trong chuỗi
    hàng hóa và phân tách các chi phí và thu nhập giữa các thành phần được kinh doanh
    nội địa và quốc tế để phân tích sự ảnh hưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân và sự
    đóng góp của nó vào GDP theo phương pháp ảnh hưởng (méthode des effets)
    - Phân tích có tính chất chú trọng vào chiến lược của phương pháp filière, được
    sử dụng nhiều nhất ở trường đại học Paris-Nanterre, một số viện nghiên cứu như
    CIRAD và INRA và các tổ chức phi chính phủ như IRAM, nghiên cứu trong một cách
    có hệ thống sự tác động lẫn nhau của các mục tiêu, các cản trở và kết quả của mỗi tác
    nhân có liên quan trong chuỗi, các chiến lược cá nhân và tập thể, cũng như các hình
    thái quy định mà Hugon (1985) đã xác định là có bốn dạng liên quan đến chuỗi hàng
    hóa ở Châu Phi được phân tích gồm: quy định trong nước, quy định của thị trường,
    quy định của nhà nước và quy định kinh doanh nông nghiệp quốc tế. Moustier and
    Leplaideur (1999) đã đưa ra một khung phân tích sự cấu tạo của một chuỗi hàng hóa

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng việt
    1. Ban nghiên cứu hành động chính sách (2007), “Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá
    trị hiệu quả hơn cho người nghèo”, Trung tâm thông tin ADB, Hà Nội
    2. Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo (2011), “Tài liệu tập huấn
    dành cho học viên về Chuỗi giá trị, tiếp cận thị trường và nghị định 151”.
    3. Thái Văn Đại - Lưu Tiến Thuận - Lưu Thanh Đức Hải, 2008, “Phân tích cấu trúc
    thị trường và kênh marketing: trường hợp cá tra, cá ba sa tại đồng bằng sông Cửu
    Long”, Chi nhánh nhà xuất bản giáo dục tại thành phố Cần Thơ.
    4. Ngô Văn Đạt, 2010, “Điều tra hiện trạng kỹ thuật và Đánh giá hiệu quả kinh tế xã
    hội của nghề nuôi tôm chân trắng (Penaeus vannamei boon, 1931) quy mô nhỏ tại
    Móng Cái – Quảng Ninh”Luận văn thạc sĩ ngành Nuôi trồng Thuỷ sản, Đại học Nha
    Trang.
    5. Đinh Thị Hằng, 2010, “Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân
    trắng Penaus vannamei boone, 1931 trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sĩ
    ngành nuôi trồng thuỷ sản, Đại học Nha Trang.
    6. Nguyễn Thị Là, 2012, “Tính giá thành tôm thẻ chân trắng –Trường hợp các hộ nuôi
    tại thị xã Ninh Hòa”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại Học Nha Trang.
    7. Nguyễn Thị Liên, 2010, “Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng
    đông lạnh của công ty cổ phần thuỷ sản Nha Trang Seafood F17”, Luận văn thạc sĩ
    ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Nha Trang
    8. Michael E. Porter, 1985. Lợi thế cạnh tranh. Dịch giả: Nguyễn Phúc Hoàng. Nhà
    xuất bản trẻ.
    9. Phạm Thị Hoàn Nguyên, 2011, “Phân tích chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại Tỉnh
    Khánh Hòa”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại Học Nha Trang.
    Tiếng Anh
    10. Bui Nguyen Phuc Thien Chuong, 2011, Master Thesis in Fisheries and
    Aquaculture Management and Economics “The Value Chain of White Leg Shrimp
    Exported to the U.S Market Khanh Hoa Province, Viet Nam”
    11.Feller A., Shunk D., and Callarman T., 2006, Value Chains versus Supply Chains.
    http://www.ceibs.edu/knowledge/papers/images/20060317/2847.pdf
    12. Humphrey and Schmitz, 2001, Governance in Global Value Chains.
    101
    13. Kaplinsky and Morris, 2001, A handbook for value chain research
    14. Shepherd A.W., 2007. A Guide to Marketing Costs and How to Calculate Them.
    FAO, Rome, Italy. http://www.fao.org/docrep/010/u8770e/u8770e00.htm
    15. United Nations Industrial Development Organization, 2009, Argo-value chain
    analysis and development
    Các website
    16.http://agroviet.gov.vn/Lists/appsp01_statistic/Attachments/57/Baocao_6_2012.pdf
    17. http://baokhanhhoa.com.vn/Kinhte-Dulich/201112/Xuat-khau-thuy-san-nam-2011-Ve-dich-nhung-van-lo-2121152/
    18.http://www.camautravel.vn/vn/newsdetail/3104/xuat-khau-thuy-san-nam-2011-toan-thang-ta-da-ve.html
    19.http://www.camautravel.vn/vn/newsdetail/3292/xuat-khau-thuy-san-sang-chau-au.html
    20. http://cafef.vn/nong-thuy-san/nam-2011-xuat-khau-ca-tra-tang-265-len-tren-18-ty-usd-20120118052039947ca52.chn
    21. http://english.thesaigontimes.vn/Home/business/other/16070/.
    22. http://en.wikipedia.org/wiki/Supply_chain.
    23. http://www.globalgap.org
    24. http://www.fistenet.gov.vn/f-thuong-mai-thuy-san/a-xuat-nhap-khau/toan-canh-xuat-khau-tom-nam-2011
    25.http://khanhhoa.vietccr.vn/xem-tin-tuc/tong-quan-ve-tinh-khanh-hoa-p2-default.html
    26. http://www.ninhhoatoday.net/ttnhky29-5.asp
    27. http://www.seafood1.net/vi/01/2012/xuat-khau-tom-viet-nam-2011-nhung-dau-an-dang-nho/]
    28. http://www.vifep.com.vn/NewsViewItem.aspx?Id=1014
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...