Luận Văn Phân tích chuỗi cung ứng cá Tra, cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng cá Tra, cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC BẢNG BIỂU . v
    DANH MỤC HÌNH . vi
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . vii
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH V À CHUỖI CUNG
    ỨNG . 5
    1.1 LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TR ANH . 5
    1.1.1 Khái niệm cạnh tranh 5
    1.1.2. Năng l ực cạnh tranh . 6
    1.1.3 Các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia (Mô h ình kim cương
    của M. Porter) . 6
    1.2 LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG . 10
    1.2.1 Khái niệm chuỗi cung ứng . 10
    1.2.2 Vai trò của chuỗi cung ứng 10
    1.2.3 Để nâng cao năng lực cạnh tranh th ì cần làm gì trong chu ỗi cung ứng . 11
    1.3 CHUỖI GIÁ TRỊ 13
    1.3.1 Khái niệm chuỗi giá trị . 13
    1.3.1 Mối quan hệ giữa chuỗi giá trị v à chuỗi cung ứng 15
    1.4 TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP 16
    1.4.1 Sơ lược về tiêu chuẩn Global GAP . 16
    1.4.2 Các tiêu chuẩn của Global GAP 17
    1.4.3 Lợi ích và tầm quan trọng của việc áp dụng ti êu chuẩn GAP . 18
    1.5 SƠ ĐỒ CHUỖI CUNG ỨNG M ẶT HÀNG CÁ DA TRƠN . 19
    CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN V À TÌM HIỂU CHUỖI CUNG ỨNG 21
    CÁ TRA, CÁ BASA CÔNG TY C Ổ PHẦN NAM VIỆT 21
    2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT . 21
    iii
    2.1.1 Quá trình hìnhthành và phát tri ển của Công ty Cổ phần Nam Việt . 21
    2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý . 25
    2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý . 25
    2.1.2.2 Tình hình lao động 30
    2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua 32
    2.1.3.1 Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (07 –09) 32
    2.1.3.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh (07 -09) 34
    2.1.3.3 Phân tích tình hình tài chính . 36
    2.1.4 Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 40
    2.2 TÌM HIỂU CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA, CÁ BASA TẠI CÔNG TY CỔ
    PHẦN NAM VIỆT 41
    2.2.1 Khái quát tình hình ch ế biến và xuất khẩu cá Tra, cá Basa Đồng bằng sông
    Cửu Long 41
    2.2.2 chuỗi cung ứng cá Tra, cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt . 45
    2.2.2.1 Con giống và các yếu tố đầu v ào . 45
    2.2.2.2 Nuôi . 48
    2.2.2.3 Thu hoạch . 52
    2.2.2.4 Vận chuyển nguy ên liệu từ vùng nuôi về nhà máy . 52
    2.2.2.5 Chế biến . 54
    2.2.2.6 Bảo quản 56
    2.2.2.7 Vận chuyển th ành phẩm tới nơi giao hàng 57
    2.2.2.8 Khách hàng 57
    CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHU ỖI CUNG ỨNG CÁ TRA, CÁ BASA TẠI CÔNG
    TY CỔ PHẦN NAM VIỆT . 59
    3.1 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH –CHI PHÍ CỦA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI
    CUNG ỨNG CÁ TRA, CÁ BASA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT . 59
    3.1.1 Phân tích lợi ích –chi phí của người nuôi trong chuỗi cung ứng cá Tra, cá
    Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt 59
    iv
    3.1.2 Phân tích lợi ích –chi phí của doanh nghiệp chế biến trong ch uỗi cung ứng
    cá Tra, cá Basa t ại Công ty Cổ phần Nam Việt 62
    3.2 PHÂN TÍCH SWOT CHU ỖI CUNG ỨNG CÁ TRA, CÁ BASA TẠI
    CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT . 64
    3.2.1 Cơ hội . 67
    3.2.2 Nguy cơ 72
    3.2.2.1 Môi trường vĩ mô . 72
    3.2.2.2 Môi trường vi mô . 74
    3.2.3 Điểm mạnh 81
    3.2.3.1 Hậu cần đầu vào . 81
    3.2.3.2 Sản xuất . 83
    3.2.3.3 Marketing và bán hàng 83
    3.2.3.4 Dịch vụ khách hàng 86
    3.2.4 Điểm yếu . 87
    3.2.4.1 Hậu cần đầu vào . 87
    3.2.4.2 Sản xuất . 91
    3.2.4.3 Marketing và bán hàng 93
    3.3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TIẾT KIỆM V À NÂNG CAO LỢI NHUẬN
    CHO NGƯỜI NUÔI VÀ CÔNG TY . 100
    3.3.1 Hội nhập dọc ng ược chiều để giải quyết nguồn nguy ên liệu đầu vào . 100
    3.3.2 Quản trị hoạt động sản xuất . 101
    3.3.3 Hội nhập dọc thuận chiều để giải quyết thị tr ường đầu ra 101
    KẾT LUẬN . 103
    TÀILIỆU THAM KHẢO . 105
    PHỤLỤC


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề t ài
    Hiện nay tên gọi cá Tra, cá Basa cũng như những sản phẩm đ ược chế biến từ
    nó đã không còn xa l ạ đối với ng ười tiêu dùng Việt Nam và thế giới. Tuy nhi ên, ít ai
    biết được rằng trước đó cá Tra, cá Basa chỉ được xem là cánước ngọt thông th ường.
    Cho đến năm 1997 , một chuyên gia người Australia phát hiện ra những đặc tính có
    giá trị thương phẩm cao của cá Tra, cá Basa là cơ th ịt trắng, th ơm ngon hơn các loại
    cáda trơn khác và lo ại cánày có khả năng thâm nhập thị tr ường thế giới, đồng
    thời cóthể phát triển với quy mô lớn.
    Thực tếngày hôm nayđã chứng minh được tầm quan trọng của cá Tra, cá Basa
    đối với ngànhthủy sản Việt Nam cũng nh ư những lợi ích mà nó mang lạicho toàn bộ
    nền kinh tế. Mặt hàng cá Tra, cá Basalà mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn nhất về sản
    lượng và lớn thứ hai về giá trị (sau tôm) . Việc xuất khẩu cá Tra, cá Basađã góp phần
    tạo nên sức tăng trưởng nhảy vọt của xuất khẩu thủy sản v à hàng năm mang lại cho nhà
    nước một khối lượng lớn ngoại tệ phục vụ cho công cuộc phát triển đất n ước.
    Nhờ những ưu ái mà thiên nhiên ban t ặng, các tỉnh thuộc Đồng bằng sông
    Cửu Longđã phát triển mạnh mẽ nghề nuôi cá Tra, cá Basa . Nghề nuôi phát triển
    kéo theo các nhà máy ch ế biến cũng mọc l ên ngày một nhiều. Kim ngạch xuất khẩu
    mặt hàng cá Tra, cá Basa của Việt Nam vào các thị trường như Mỹ, Nga và các
    nước thuộc khối Liên minhEUcũng ngày mộttăng, v ới nỗi lo sợ mất thị tr ường,
    Hiệp hội chủ trại nuôi cáda trơn M ỹ (CFA) đãlên tiếng về việc cá Tra, cá Basa gia
    tăng th ị phần đáng kể v à có nguy cơ đe d ọa ngành cáCatfish của Mỹ. Không chỉ
    dừng lại ở đó Hiệp hội n ày còn đệ đơn lên Ủy Ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ (ITC)
    và Bộ thương mại Mỹ (DOC) kiện một số doanh nghiệp Việt Nam chống bán phá
    giá mặt hàng cá Tra, cá Basa vào Mỹ.
    Vụ kiện kéo d ài từ năm 2002 tới năm 2006 mớ i kết thúc, kết quả cuối c ùng
    các doanh nghiệp Việt Nam thua kiện. V iệc thua kiện cũng xuất phát bởi nhiều
    nguyên nhân, tuy nhiên có th ể nói nguy ên nhân chính là vi ệc chúng ta nuôi v à chế
    biến không tuân theo bất kỳ một ti êu chuẩn quốc tế n àođã gây bất lợi khi chúng ta
    2
    không có cơ s ở chứng minh nguồn g ốc, chất l ượng sản phẩm, cũng nh ư những chi
    phí liên quan đ ể bác bỏ lại luận điểm cho rằng chúng ta bán phá giá . Thua ki ện các
    doanh nghi ệp còn phải trả nhiều cái giá đ ắt như bị Mỹ áp đặt thuế chống bán phá
    giá kéo theo vi ệc sản lượng xuất kh ẩu vào thị trường nước này giảmmạnh, một số
    doanh nghiệp cũng bị mất đi những thị tr ường quan trọng
    Thiệt hại là thế, nhưng cũng cần nhìn nhận rằng vụ kiện đã đưa thương hiệucủa
    cá Tra, cá Basađến với thị trường thế giới nhiều hơn. Đó là điều kiện thuận lợi để các
    doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị tr ường sang các nước khác.Tuy nhiên thựctếchất
    lượng sản phẩm của chúng ta có thể đáp ứng đ ược những yêu cầu của thị trường đó hay
    không? Khi mà có một thực trạng đáng buồ n là sự thiếu hiểu biết củangười dân trong
    quá trình nuôi, sự lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng đối với
    mặt hàng thủy sản .dẫn đến chất l ượng nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp chế
    biến không đảm bảo chất l ượng. Mặt khác, cũng không thể bỏ qua việc các doanh nghiệp
    chế biến vì chạy theo lợi nhuận mà có những hành vi gian lận trong kinh doanh nh ư: mạ
    băng làm tăng trọng lượng ảo cho sản phẩm, sử dụng các chất bảo quản gây phương hại
    đến sức khỏe của người tiêu dùng . Phương thức làm ăn “chụp giật” này không thể tồn
    tại lâu dài khi mà thị trường chúng ta hướng đến đều là những thị trường khó tính.
    Muốn có tờ “giấy thông h ành” vào các thị truờng kén chọn sản phẩm nh ư
    Mỹ, Nga, và các nước thuộc khối EU th ì chúng ta ph ải tuân theo những tiêu chuẩn
    khắt khe từ phía đối tác. Tức l à, sản phẩm của chúng ta phải ho àn toàn sạch và
    không có dư lư ợng chất kháng sinh bị cấm, có nguồn gốc r õ ràng Vậy làm thế
    nào để phát triển một cách bền vững? L àm thế nào để nâng cao vị thế doanh n ghiệp
    mình trên trường quốc tế khi m à việc cạnh tranh diễn ra ng ày càng gay g ắt?Làm
    thế nào để các doanh nghi ệp yên tâm về nguồn nguy ên liệuvẫnluôn ổn định trước
    những biến động về giá cả của thị tr ường?Thiết nghĩ, đó l à nỗi niềm trăn trở của
    nhiều chủ doanh nghiệp.
    Trên thực tế, chìa khóa cho thành công trong kinh doanh toàn c ầu ngày nay
    đều liên quan tới cụm từ “chuỗi cung ứng” –đây chính là câu tr ả lời dành cho các
    doanh nghiệpchế biến xuất khẩu cá Tra, cá Basa của Việt Nam. Chỉ khi n ào chúng
    3
    ta áp dụng chuỗi cung ứng trong nuôi, chế biến v à xuất khẩu th ì khi đó chúng ta
    mới yên tâm về tương lai c ủa cá Tra, cá Basa và sựphát triển của các doanh nghi ệp.
    Bởi lẽ,trong chuỗi có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa nhà nuôi, nhà ch ế biến và
    nhà phân ph ối.Điều này giúp các doanh nghi ệp có được nguồn cung cấp h àng hóa,
    nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, có khả năng truy xuất nguồn gốc cũng như có
    được kênh tiêu thụ hàng hóa ổn định, tránh đư ợc tình tr ạngtồn kho thành phẩm quá
    nhiều hoặc quá ít, gây ứ đọng vốn hoặc thiếu h àng.
    Công ty cổ phần Nam Việt l à một trong nh ững công ty hàng đ ầu về chế biến,
    xuất khẩu cá Tra, cá Basa tại Việt Nam. Để có thể giữ vững vị trí h àng đầu của
    mình thì không th ể không có cái nhìn nghiêm túc v ề chuỗi cung ứng. Bởi chu ỗi
    cung ứng là phương pháp, là con đư ờng để các doanh nghi ệp trong đó có Nam Việt
    có được những sản phẩm sạch “từ con giống đến b àn ăn” ”–đó chính là “t ấm vé”
    để chúng ta đi đ ường “cửa chính” b ước vào thị trường toàn cầu với những ti êu
    chuẩn khắt khe nhấ t.Để chuỗi cung ứng đó ng ày càng hoàn thi ện và luôn hoạt động
    hiệu quả là vô cùng phức tạp và không dễ dàng. Do đó, vi ệc đánh giá, phân tích,
    nhìn nhận chuỗi cung ứng hiện tại của c ông ty không ch ỉ là công việc cần thiết m à
    nó còn có ý ngh ĩa sống còn đối với sự th ành công, cũng nhưphát triển bền vững
    trong tương lai c ủa Công ty.
    Xuất phát từ thực tế đó, em đ ã chọn đề tài “ Phân tích chu ỗi cung ứng cá
    Tra, cá Basatại Công ty Cổ phần Nam Việt” làm đề tài cho khóa lu ận tốt nghiệp.
    Chuỗi cung ứng không phải là liều thuốc thần kỳ, tuy nhi ên nếu chúng ta
    đánh giá đúng th ực trạng của chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp m ình, ngày càng
    hoàn thiện nó, thì việc doanh nghiệp phát triển bền vững v à nâng cao năng l ực trong
    cạnh tranh l à hoàn toàn kh ả thi.
    2. Mục đíchnghiên cứu
     Hệ thống và khái quát m ột số lý luận chung về cạnh tranh, lợi thế cạnh
    tranh, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị .
     Tìm hiểu chuỗi cung ứng cá Tra, cá Basa tại Công ty Nam Việt.
     Phân tích lợi ích –chi phí của người nuôi và Nam Việt.
    4
     Phân tích SWOTcủa chuỗi cung ứng cá Tra, cá Basa .
     Những biện pháp tiết kiệm v à nâng cao l ợi nhuận cho ng ười nông dân
    và Công ty Cổ phần Nam Việt
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
     Đối tượng nghiên cứu: chuỗi cung ứng cá Tra, cá Basa
     Phạm vi nghi ên cứu: Công Ty cổ Phần Nam Việt
    4. Phương pháp nghiên c ứu
    Trong luận văn này em đã vận dụng ph ương pháp:
     Phương pháp t hống kê mô tả
     Phương pháp so sánh
     Phương pháp thảo luận nhóm
     Phương pháp chuyên gia
     Phương pháp ph ỏng vấn trực tiếp
    5. Bố cục luận văn
    Ngoài phần lời mở đầu v à kết luận,bố cục của khóa luận bao gồm 3 chương:
    Chương I: Cơ s ở lý luận về lợi thế cạnh tranh v à chuỗicung ứng
    Chương II: Giới thiệu tổng quan và tìm hiểu về chuỗicung ứng cá Tra, cá
    Basatại Công ty Cổ phần Nam Việt
    Chương III: Phân tích chu ỗi cung ứng cá Tra, cá Basatại Công ty cổ phần
    Nam Việt.


    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH V À CHUỖI CUNG ỨNG
    1.1 LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH
    1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
    Trong những “món quà” khi ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO chú ng ta
    được ban tặngcó một thứ mang tính chất hai mặt. Cái hai mặt đó chính là cạnh tranh –
    cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu và cạnh tranh ngay tại sân nh à của chúng ta. Cạnh
    tranh là quy luật khách quan của nền kinh tế thị tr ường, bất cứ doanh nghiệp n ào cũng
    không thể thay đổi hay né tránh nó. Cạnh tranh không phải l à hoàn toàn xấu. Theo các
    nhà kinh tế, cạnh tranh là một thách thức nhưng đồng thời cũng là một cơ hội. Thách
    thức là vì chúng ta phải đấu tranh với cả những “g ã khổng lồ” có tiềm lực t o lớn và
    kinh nghiệm đầymình. Cơ hội là vì chúng ta có được một sức ép lành mạnh để vươn
    lên, không có s ức ép này chắc gì chúng ta đã chịu từ bỏ cách nghĩ, cách làm cũ. Vậy
    quay trở lại, chúng ta hiểu cạnh tranh là gì?
    Thuật ngữ “cạnh tranh” có nguồn gốc từ tiếng La tinh với ngh ĩa chủ yếu l à
    sự đấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, c ùng loại, đồng
    giá trị nhằm đạt đ ược những ưu thế, lợi thế, mục ti êu xác định.
    Theo Samuelson: c ạnh tranh l à sự kình địch giữa các doanh nghi ệp cạnh
    tranh với nhau đểgiành khách hàng.
    Còn theo C. Marx: c ạnh tranh l à sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các
    nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất v à tiêu thụ hàng
    hóa để thu được lợi nhuận si êu ngạch.
    Tuy nhiên, nếu xét cạnh tranh d ưới góc độ doanh n ghiệp thì thực chất cạnh
    tranh là sự ganh đua về kinh tế gi ữa những chủ thể tham gia thị tr ường. Đối với
    khách hàng, bao gi ờ họ cũng muốn mua đ ược hàng hóa có ch ất lượng cao mà giá lại
    rẻ, còn các doanh nghi ệp lại muốn đ ược tối đa hóa lợi nhuận của m ình.Với mục
    tiêu là l ợi nhuận, các doanh nghi ệp phải tìm cách giảm chi phí, gi ành giật khách
    hàng về phía mình. Từ đó, cạnh tranh xảy ra.
    6
    1.1.2 Năng lực cạnh tranh
    Trong môi trư ờng cạnh tranh, sức mạnh của các tổ chức kinh tế không chỉ
    được đo bằng chính năng lực nội tại của từng chủ thể, m à điều quan trọng h ơn, là
    trong s ự so sánh t ương quan gi ữa các chủ thể với nhau. Do đó, đạt đ ược vị thế cạnh
    tranh mạnh trên thị trường là yêu cầu sống c òn của doanh nghiệp. Chiến thắng đối
    thủ hay phải “nh ường” đường cho đối thủ tiến tới điều đó phụ thuộc v ào năng l ực
    cạnh tranh của chính bản thân doanh nghiệp.
    Khái niệm năng lực cạnh tranh đ ược nhắc đến rất nhiều nh ưng đến nay khái
    niệm này vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất
    Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp l à khả năng duy trì và nâng cao l ợi thế
    cạnh tranh trong việc ti êu thụ sản phẩm, mở rộng mạng l ưới tiêu thụ, thu hút v à sử
    dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao v à bền vững.
    Theo PGS.TS. Nguy ễn Thế Nghĩa Năng lực cạnh tranh l à sức mạnh của
    doanh nghi ệp được thể hiện tr ên thương trư ờng. Sự tồn tại v à sức sống của một
    doanh nghiệp thể hiện tr ước hết ở năng lực cạnh tranh. Để từng b ước vươn lên
    giành thế chủ động
    Năng lực cạnh tranh đ ược hiểu là khả năng gi ành được thị phần lớn tr ước đối
    thủ cạnh tranh trên th ị trường, kể cả khả năng cạnh tranh gi ành lại một phần hay
    toàn bộ thị phần của đồng nghiệp
    [1]
    Và nếu chúng ta cũng chỉ xét cạnh tranh ở góc độ giữa các doanh nghiệp th ì
    năng lực cạnh tranh có thể hiểu l à những lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ
    cạnh tranh đ ược thực hiện trong việc thỏa m ãn đến mức cao nhất các y êu cầu của
    thị trường.
    1.1.3 Các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia (Mô hình kim
    cương của M. Porter)
    Tại sao một số công ty nhất định tại một số quốc gia cụ thể lại có khả năng
    đổi mới? Tại sao các công ty này không ng ừng theo đuổi những sự cải thiện, qua đó
    tìm kiếm một nguồn ng ày càng tinh vi hơn c ủa lợi thế cạnh tranh? Tại sao một số
    công ty có kh ả năng vượt qua được những rào cản đáng kể đối với sự thay đổi vàrất


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Dương Ngọc Dũng (2008), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Của
    Michael Porter,NXB Tổng Hợp thành phố Hồ Chính Minh.
    2. Đoàn Hữu Đức (2006 -2007), Chương tr ình giảng dạy kinh tế Fulbright,
    “Nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia”,
    3. BWP -Nguyễn Tuyết Mai (2007), Supply Chain Management – Quản Lý
    chuỗi cung ứng
    4. Khoa quản trị kinh doanh, “Quản trị chuỗi cung ứng”, Chương 1: Gi ới Thiệu
    Về Quản Trị Chuỗi Cung Ứng , Đại học Kinh tế Đ à Nẵng
    5. Lê Chí Công (2010), “Bài giảng Quản trị chiến lược”, Đại học Nha Trang
    6. GS. Souviron (2007), “Bài gi ảng của GS. Souviron về Quản trị chuỗi cung
    cấp”, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
    7. Hồng Văn, (2009), “Quản lý mối nguy hại trong chuỗi giá trị cá Tra”,
    8. Nguyễn Công Bình (2008), “Quản lý chiến lược chuỗi cung ứng”, Nhà xuất
    bản Thống kê.
    9. Nguyễn Hữu Thắng chủ biên, "Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
    Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay", Nhà xuất bản Chính trị
    quốc gia.
    10. Từ điển thuật ngữ kinh tế học (2001), NXB Từ điển Bách Khoa H à Nội, tr.349
    [1]
    11. Xuân Vinh (2010), “ Nâng cao giá trị sản phẩm trái cây chủ lực của tỉnh qua
    việc xây dựng chuỗi giá trị”,
    Tiếng Anh
    1. Ganeshan & Harrison, Introduction to Supply Chain Management [2]
    2. Lee & Billington, The evolution of Supply Chain Managament Model and
    Practice [3]
    106
    3. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2 009), “Frozen Catfish Supply Chain Management
    In Vietnam A Case Study Of A Medium Scale Company Vs A Large Scale
    Company”, Asian Institute of Technology School of Environment, Resources and
    Development. [4]
    Tài liệu Internet
    1. (http://fetp.edu.vn/exed/2008/PhuQuoc/Docs/porter_ch3.pdf )
    2. (http://my.opera.com/Quan%20tri%20doan h%20nghiep/blog/supply -chainmanagement-qu-n-tr-chu-i-cung-ng)
    3. (http://www.saga.vn/Sanxuatvanhanh/Quantrikho/Quantrichuoicungcap/105
    8.saga)
    4. (http://chongbanphagia.vn/beta/diemtin/20090626/quan -ly-moi-nguy-haitrong-chuoi-gia-tri-ca-tra)
    5. (http://www.dost -bentre.gov.vn/tin -tuc-su-kien/khoa-hoc-cong-nghe/2056-nangcao.html )
    6. (http://www.vinalab.org.vn/nghien -cu-trao-doi/117-baocao2)
    7. (http:xaluan.com)
    8. (http://www.vinacorp.vn )
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...