Luận Văn Phân tích chức năng hoạch định của Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua.

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích chức năng hoạch định của Nhà nước VN trong thời gian qua.
    ​Phân tích chức năng hoạch định của Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua.
    Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về kinh tế, các mục tiêu chỉ ra phương hướng và yêu cầu số lượng cho các hoạt động quản lý của Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội cơ bản nhất như tăng trưởng kinh tế, rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Những mục tiêu này thể hiện một cách tập trung, những biến đổi quan trọng nhất về lượng và chất của nền kinh tế và đời sống xã hội, những mốc mới phải đạt được trên con đường phát triển của đất nước.
    Ở nước ta, các Nghị quyết của những kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rõ đường lối kinh tế của Đảng và vạch ra các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn khoảng 10 năm sau. Sau đó, các mục tiêu của kế hoạch 5 năm được đưa ra trên cơ sở cụ thể hoá các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở trên. Cuối cùng, Chính phủ sẽ đưa ra các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của từng năm trên cơ sở tiếp tục cụ thể hoá mục tiêu của kế hoạch 5 năm và có cân nhắc thêm về những điều kiện thực tế phát sinh tại các thời điểm cụ thể.
    Nhà nước thực hiện vai trò kinh tế của mình bằng việc xây dựng và quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân bao gồm cả kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
    Chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế là hình thức biểu hiện phương hướng và giai đoạn tác động có chủ đích của Nhà nước tới nền kinh tế quốc dân, là tập hợp các nhiệm vụ khác nhau mà Nhà nước phải tiến hành trong quá trình quản lý nền kinh tế quốc dân. Mục đích của việc thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế là xác định hệ thống mục tiêu quản lý cũng như phương thức thực hiện các mục tiêu đã định cho từng thời kỳ phát triển của đất nước.
    Có 3 tiêu thức phân chia chức năng quản lý của Nhà nước về kinh tế:
    + Phân chia theo quá trình quản lý.
    + Phân chia theo tính chất tác động.
    + Phân chia theo yếu tố và lĩnh vực hoạt động của nền KTQD.
    Theo cách phân chia các giai đoạn của quá trình quản lý, để quản lý nền KTQD, Nhà nước phải thực hiện các chức năng sau:
    _ Chức năng hoạch định
    _ Chức năng tổ chức, điều hành
    _ Chức năng kiểm soát
    Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay, sự vận hành của nền kinh tế mang tính tự phát và không xác định rất lớn. Do đó, Nhà nước phải thực hiện chức năng hoạch định phát triển nền kinh tế của mình để đảm bảo thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội trong quá trình phát triển.
    Phỏt triển kinh tế là quỏ trỡnh lớn lờn, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự biến đổi sâu sắc về mặt cơ cấu kinh tế, cơ cấu xó hội theo chiều hướng tiến bộ. Do vậy, phát triển kinh tế cần được hiểu như một quá trỡnh nhiều mặt liờn quan đến những thay đổi trong cơ cấu, thái độ và thể chế cũng như việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, giảm bớt mức độ và xoá tỡnh trạng nghốo đói tuyệt đối.
    Để phát triển kinh tế, vấn đề đầu tiên là phải xác định rõ phương hướng, đề ra các mục tiêu và vạch chiến lược cho sự phát triển nhằm không ngừng hoàn thiện và chuyển đổi kinh tế theo các bước phát triển từ thấp lên cao xét dưới các góc độ khác nhau.
    Hoạch định phát triển kinh tế là quyết định trước những nhiệm vụ, những mục tiêu và các giải pháp phát triển kinh tế đất nước trong khoảng thời gian dài thường là 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn căn cứ vào đặc điểm kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ nhất định.
    Hoạch định phát triển kinh tế theo nghĩa rộng bao gồm cả định ra đường lối phát triển kinh tế và thiết lập các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho sự phát triển chức năng hoạch định phát triển kinh tế còn được gọi là chức năng định hướng hoặc chức năng kế hoạch.
    Hoạch định phát triển kinh tế là chức năng có vai trò quan trọng nhất trong các chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế, xác định một hệ thống mục tiêu phát triển và phương thức đạt tới những mục tiêu đó. Hoạch định đúng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, khai thác, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, tránh được những rủi ro kinh tế và xã hội cho đất nước. Hoạch định tạo điều kiện cho việc thực hiện các chức năng khác của quản lý và quyết định toàn bộ quá trình quản lý kinh tế của Nhà nước.
     
Đang tải...