Tiểu Luận Phân tích chính sách thuế thu nhập cá nhân

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. Tên và lý do ban hành chính sách
    1. Tên chính sách: CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
    2. Loại văn bản: chính sách thuế thu nhập cá nhân được ban hành dưới dạng luật mà cụ thể ở đây là : LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA QUỐC HỘI KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 2 SỐ 04/2007/QH12 NGÀY 21 THÁNG 11 NĂM 2007. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
    3. Cấp ban hành: Luật được ban hành bởi Quốc hội khóa XII.
    4. Lý do ban hành chính sách

    Thuế là nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam, hệ thống thuế đang ngày càng hoàn thiện và phát triển. Tuy nhiên tính đến năm 2007, Việt nam chưa có một luật thuế thu nhập cá nhân hoàn chỉnh, hiện nay thu nhập của cá nhân được điều chỉnh bởi các luật và pháp lệnh thuế khác nhau. Việc ban hành luật thuế thu nhập cá nhân thống nhất là cần thiết bởi nhiều lý do:
    Thứ nhất, khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng cao dẫn tới đòi hỏi phải có một loại thuế để điều chỉnh nhằm góp phần thực hiện công bằng xã hội. Thời gian qua ở nước ta, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập của các tầng lớp dân cư cũng tăng lên, nhưng khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao và nhóm người có thu nhập thấp cũng có xu hướng ngày càng tăng (trong thời gian từ năm 1993 đến năm 2004, khoảng cách này đã tăng từ 3,7 lần lên đến 13,5 lần). Như vậy, việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần đảm bảo tính hợp lý, công bằng, hiệu quả của hệ thống chính sách thuế và thu hẹp khoảng cách chênh lệch giầu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời Nhà nước sẽ nắm được thông tin về thu nhập của cá nhân. Thông qua đó, vừa thực hiện động viên nguồn lực vừa góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí.
    Nguyên nhân thứ hai dẫn tới sự cần thiết phải ban hành luật thuế thu nhập cá nhân là những pháp lệnh thuế hiện hành điều chỉnh thu nhập cá nhân đã bộc lộ nhiều hạn chế đòi hỏi phải thay thế: chưa thực sự đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ thuế vì cùng là thu nhập của cá nhân nhưng thu nhập từ kinh doanh không được trừ khởi điểm và nộp thuế theo mức 28% trong khi thu nhập từ tiền công, tiền lương trên mức khởi điểm 5 Tr.đ/tháng mới phải nộp thuế và áp dụng thuế suất luỹ tiến từng phần từ 10% đến 40%; còn áp dụng biểu thuế khác nhau giữa người Việt nam và người nước ngoài, người trong nước phải nộp thuế cao hơn người nước ngoài. Chính sách thuế hiện hành cũng chưa phù hợp với thông lệ quốc tế: chưa có một chính sách thuế điều tiết thống nhất đối với thu nhập của cá nhân. Việc duy trì các chính sách thuế hiện hành đối với thu nhập của cá nhân sẽ hạn chế việc khuyến khích cá nhân tích cực lao động, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng.
    Ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân nhằm đảm bảo ổn định nguồn lực cho ngân sách nhà nước. Kinh tế - xã hội càng phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước để giải quyết các vấn đề an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế . cũng ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến cơ cấu thu ngân sách cũng thay đổi theo hướng nguồn thu từ tích luỹ trong nước được tăng dần và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước. Thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ góp phần nâng cao tỷ trọng thu nội địa để ổn định thu cho ngân sách nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân trong tổng số thu ngân sách tại các nước trong khối ASEAN, như: Thái Lan, Ma-lay-xi-a, Phi-lip-pin . khoảng 12-16%, các nước đang phát triển khoảng 13-14%, các nước phát triển như: Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức . khoảng 30-40% tổng số thu ngân sách. Tỷ lệ thuế thu nhập của cá nhân (bao gồm cả 3 sắc thuế như đã nêu ở trên) tại Việt Nam hiện nay khoảng 4,1%
    Thứ ba, thuế thu nhập cá nhân đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới vì sự tiến bộ và cần thiết của nó. Thuế thu nhập cá nhân đã được nhiều nước áp dụng từ rất sớm, ngay từ khi nền kinh tế chưa phát triển, thu nhập của dân cư cũng chưa cao, đến nay, đã có trên 180 nước trên thế giới áp dụng loại thuế này.Vì vậy việc sớm xây dựng, hoàn chỉnh và thực thi luật thuế thu nhập cá nhân là phù hợp với thông lệ quốc tế.
    Như vậy,chính thực tế đã đòi hỏi sự ra đời của luật thuế thu nhập cá nhân, là lý do ra đời của chính sách thuế thu nhập cá nhân.
    B. Cấu trúc chính sách
    1. Triết lý
    Triết lý của chính sách thuế thu nhập cá nhân: “ Ai có thu nhập người đó phải chịu sự điều chỉnh của Luật thuế thu nhập cá nhân”.
    2. Hệ quan điểm
    Quan điểm về những đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân: Là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
    Quan điểm về thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây
     Thu nhập từ kinh doanh
     Thu nhập từ tiền lương, tiền công
     Thu nhập từ đầu tư vốn
     Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
     Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
     Thu nhập từ trúng thưởng
     Thu nhập từ bản quyền
     Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
     Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng
     Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
    Quan điểm về thu nhập được miễn thuế:
    Theo Luật thuế thu nhập cá nhân, có 14 loại thu nhập được miễn thuế như: Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất; Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; Thu nhập từ kiều hối; Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật; Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả; Thu nhập từ học bổng .
    Quan điểm về thu nhập được giảm thuế:
    Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
    Quan điểm về quản lý thuế và hoàn thuế:
     Việc đăng ký thuế, kê khai, khấu trừ thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế và các biện pháp quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
     Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây:
     Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;
     Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;
     Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    Quan điểm về căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân:
    Căn cứ tính thuế và cách tính thuế thu nhập cá nhân được quy định rõ ràng cho
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...