Tiểu Luận Phân tích chiến lược sản phẩm trong chu kỳ sống sản phẩm của Innova

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích chiến lược sản phẩm trong
    chu kỳ sống sản phẩm của Innova
    I. Tình hình chung thị trường xe hơi:
    1. Tình hình cuối năm 2005 đầu 2006:
    Doanh số bán của các tháng cuối năm 2005 giảm sút nghiêm trọng,
    trong khi Bộ Tài Chính khuyến cáo "ăn lời ít thôi" thì VAMA (hiệp hội
    nhà sản xuất xe hơi Việt Nam) vẫn để giá "trên trời". "Xe tồn hàng ngàn
    chiếc? Chẳng sao cả! Vì vốn đã hoàn từ lâu rồi". Nhà sản xuất như chẳng
    quan tâm đến người tiêu dùng, cái cân "khách hàng là thượng đế" ngỡ
    như bị quên mất. VAMA vẫn rất tin tưởng vào bảo hộ của chính phủ như
    là "thần hộ mệnh" và họ tuyên bố "giá xe sản xuất, lắp ráp trong nước
    năm 2006 sẽ tăng". Và chính điều này đã gây phẫn nộ với người tiêu
    dùng. Họ kiên quyết nói không với xe hơi giá cao.
    Trong khi đó thị trường xe nhập khẩu lại có ưu thế hơn, mặc dù
    thuế nhập khẩu nặng (90%) và phải chịu thêm các khoản thuế như tiêu
    thụ đặc biệt 50%, VAT 10% cộng lại giá chỉ nhỉnh hơn xe hơi sản xuất
    lắp ráp trong nước một chút. Chính điều này đã thu hút người tiêu dùng.
    Họ sẵn sàng trả giá cao hơn chút ít để được 1 chiếc xe nhập khẩu. Ngoài
    ra còn hàng loạt xe hơi giá rẻ của Trung Quốc đang chuẩn bị lên tàu sang
    Việt Nam. Thị trường xe hơi Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức
    mới.
    Đầu năm 2006, thi trường xe hơi vẫn khá bình lặng. Cả người bán
    và người mua vẫn "án binh bất động" chờ giảm giá. Nguyên nhân là do
    giá xe hơi vẫn còn ở mức cao. Mức giá năm 2005 đã được xem là cao,
    năm 2006 lại có thông tin tăng giá xe hơi nên tâm lý người tiêu dùng
    thêm dè dặt. Người xem xe thì nhiều nhưng khách đến mua xe thì vô
    cùng ít. Tất cả mọi người đều chờ một "cơn mưa giảm giá".
    Trái với dự đoán vào 11/2005 rằng thị trường sẽ sôi động hơn do
    các hãng đều tung ra những sản phẩm mới. Thị trường xe hơi đầu tháng
    1/2006 vẫn đìu hiu, tuy có nhiều chương trình khuyến mãi và giá xe hơi
    không thây đổi.
    2. Tình hình thuế nhập khẩu xe hơi:
    11/2005: thuế ôtô mới nguyên chiếc giảm từ 100% xuống còn
    90%.
    Trong năm 2007, Bộ Tài chính tiến hành 3 đợt giảm thuế với hy
    vọng hạ nhiệt giá bán xe trong nước.
    + 11/1/2007,các loại ôtô mới nguyên chiếc được giảm từ mức 90%
    80%.
    + 8/2007,thuế được cắt giảm tiếp xuống còn 70%.
    + 16/11/2007, thuế suất đối với ôtô mới nguyên chiếc còn 60%.
    Bộ Tài chính chủ trương hạ thuế vì cho giá xe trong nước
    cao,trong khi giá xe phụ thuộc nhiều vào yếu tố cung cầu của thị trường.
    Do đó mặc dù đã 3 đợt điều chỉnh thuế, nhưng giá xe trong nước vẫn
    không giảm. Mặt khác, chính sách thuế thuận lợi đã tạo đà cho xe ngoại ồ
    ạt đổ vào thị trường. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, chỉ
    tính riêng 2 tháng đầu năm, lượng xe nhập khẩu về thị trường đã đạt con
    số gần 6.000 xe, bằng doanh số của cả 8 tháng đầu năm 2007 cộng lại.
    Với số lượng xe nhập khẩu nhiều như vậy đã làm nóng dần lên thị trường
    ôtô trong nước đã rất trầm lắng vào đầu năm 2007.Với lượng xe nhập
    khẩu đổ vào nhiều làm cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn và
    tăng sự cạnh tranh trên thị trường giữa xe nhập khẩu và xe trong nước.
    11/3/2008, quyết định tăng thuế đối với mặt hàng ôtô mới nguyên
    chiếc dùng chở người đã được ký, từ 60% lên 70%. Thuế tuyệt đối của
    mặt hàng xe cũ nhập khẩu có mức tăng trung bình 10%. Đây là lần điều
    chỉnh thuế nhập khẩu đầu tiên trong năm 2008 đối với mặt hàng ôtô mới
    lẫn cũ. Theo đó, xe mới nguyên chiếc sẽ tăng từ 60% lên 70%, còn xe đã
    qua sử dụng có mức tăng bình quân 10%.
    Theo tính toán thuế nhập khẩu tăng 60%  70% làm cho gía xe
    tăng lên khoảng 6%.Tuy vậy thì theo nhiều nhà nhập khẩu doanh số sẽ
    giảm nhưng không quá đột biến vì hiện tại xe trong nước đang khan
    hiếm.Nếu không mua xe nhập thì khách hàng phải chờ vài tháng mới có
    xe liên doanh, còn nếu muốn lấy sớm phải bỏ thêm 1000-2000 USD.
    => Theo lộ trình chung thì thuế nhập khẩu xe sẽ giảm,do đó lượng xe
    nhập khẩu vào ngày càng nhiều,sự cạnh tranh sẽ tăng.
    3. Dự án xe đa dụng mang tính toàn cầu của Toyota vào Việt Nam
    (IMV: Innovative International Multi-purpose Vehicle):
    a. IMV là gì?
    Đặc điểm của dự án là sử dụng chung một kiểu khung gầm
    (platform) để linh hoạt phát triển thành nhiều mẫu xe khác nhau nhằm
    giảm chi phí thiết kế và sản xuất. Ban đầu dự án phát triển 3 mẫu:
    · Xe bán tải (Hilux)
    · Xe đa dụng (Innova)
    · Xe thể thao (Fortuner).
    Dự án này nhằm khắc phục một số vấn đề mà TOYOTA phải đối
    mặt trong suốt nửa thế kỷ hoạt động ở nước ngoài. Có thể nêu một số vấn
    đề này như:
    · Sự thay đổi liên tục về nhu cầu của khách hàng.
    · Tình hình thị trường luôn thay đổi.
    · Cạnh tranh khốc liệt.
    · Những thay đổi về yếu tố chi phí do tỉ giá hối đoái
    dao động, THUẾ và sự chậm trễ về thời gian giới
    thiệu các mẫu xe mới giữa các vùng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...