Báo Cáo Phân tích chiến lược marketing quốc tế của công ty cổ phần xnk thủy sản cửu long an giang

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Phân tích chiến lược marketing quốc tế của công ty cổ phần xnk thủy sản cửu long an giang
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CỬU LONG AN GIANG

    1.1 Lịch sử hình thành
    Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang (ACL) tiền thân là công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang.
    Ban lãnh đạo công ty là các thành viên trong gia đình đã có hơn 25 năm kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản từ những ngày đầu tiên của phong trào nuôi cá tra, basa theo mô hình công nghiệp tại An Giang năm 1986. Công suất chế biến hiện tại của công ty đạt 250 tấn nguyên liệu/ ngày. Nhà máy chế biến đầu tiên đi vào hoạt động từ tháng 3/2005 với công suất thiết kế 100 tấn nguyên liệu/ ngày. Nhà máy chế biến thứ hai có công suất 150 tấn nguyên liệu/ ngày được đưa vào hoạt động tháng 6/2009. Sản phẩm cá tra fillet của công ty được xuất khẩu đi hơn 40 nước trên thế giới với các thị trường chủ yếu là Trung Đông, Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ và Úc.
    Tháng 5/2007 ACL chính thức chuyển đổi sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5203000065 ngày 17 tháng 4 năm 2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp, với vốn điều lệ đăng ký là 90 tỷ đồng. Đến năm 2010, vốn điều lệ đã lên đến 110 tỷ đồng và ACL hiện là một trong các công ty đầu ngành năm trong tốp 10 các công ty xuất khẩu cá da trơn lớn nhất Việt Nam. Doanh thu từ việc xuất khẩu cá tra, basa fillet chiếm đến 90,5% tổng doanh thu toàn công ty, 9,5% còn lại đến từ hoạt động kinh doanh phụ phẩm và các sản phẩm khác.

    1.2 Ngành nghề kinh doanh
    - Nuôi trồng, chế biến, bảo quản, mua bán thủy sản và sản phẩm từ thủy sản.
    - Chế biến thức ăn thủy sản, thức ăn gia súc.
    - Sản xuất bao bì, mua bán các loại nguyên vật tư trong ngành bao bì.
    - Mua bán nông sản (nếp, gạo, hạt điều ).
    - Mua bán thực phẩm (đậu nành, đậu bắp, rau quả đông lạnh )
    - Mua bán nguyên liệu, vật tư phục vụ chăn nuôi thủy sản.
    - Cho thuê kho lạnh.
    - Đầu tư cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu du lịch, khách sạn, cao ốc văn phòng.
    - Hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp, đầu tư việc thực hiện sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.

    1.3 Cơ cấu lãnh đạo

    Hội đồng quản trị
    Trần Thị Vân Loan Chủ tịch HĐQT
    Trần Tuấn Nam Thành viên HĐQT
    Trần Minh Nhựt Thành viên HĐQT
    Trần Tuấn Khanh Thành viên HĐQT
    Ban Tổng Giám đốc
    Trần Thị Vân Loan Tổng Giám đốc
    Nguyễn Xuân Hải Phó Tổng Giám đốc
    Trần Tuấn Khanh Phó Tổng Giám đốc
    Nguyễn Thị Bích Vân Kế toán trưởng
    Ban kiểm soát
    Trần Chí Thiện Trưởng ban
    Nguyễn Văn Tới Thành viên
    Phạm Thị Hông Ngọc Thành viên

    1.4 Thị trường XNK
    Sản phẩm của ACL được tiêu thụ ở hơn 40 quốc gia trên thế giới, trong đó thị trường xuất khẩu chính gồm khu vực Trung Đông, Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ và Úc. Trung Đông là thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn nhất gần 65% trong cơ cấu doanh thu của công ty. Với lợi thế là doanh nghiệp tiên phong tham gia khai thác thị trường Trung Đông, ACL hiện đang chiếm lĩnh thị phần chi phối và là doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn Việt Nam hàng đầu ở thị trường này, với nhiều mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp và bền vững đã được thiết lập.
    Sau Trung Đông, các nước thuộc khối Châu Âu là thị trường chủ lực thứ hai của ACL. Hiện nay với tổng công suất mới đã được cải thiện, chất lượng sản phẩm được đầu tư nâng cao, chuỗi nuôi trồng chế biến khép kín dần dần được hoàn thiện, doanh nghiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh gia tăng tỷ trọng vào thị trường Châu Âu đồng thời cũng đang xúc tiến việc thực hiện các thủ tục xem xét thuế chống bán phá giá để tiến hành xâm nhập vào thị trường Mỹ trong năm 2011.

    1.5 Kim ngạch XNK
    Năm 2008 Công ty là một trong 15 Công ty có kim ngạch xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, đứng hàng thứ 10 trong các Công ty có kim ngạch xuất xuất khẩu cá tra/ basa. Thị phần của Công ty ước lượng chiếm khoảng 2.61% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam.
    Kết thúc năm 2009, tổng sản lượng cá tra, basa xuất khẩu của ACL đạt 18.447 tấn, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 39,1 triệu USD, tương ứng tăng 12% về sản lượng và tăng nhẹ 3,2% về kim ngạch so với năm 2008, vươn lên đứng thứ 8 trong tốp 10 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao nhất ngành.
    Trong 8 tháng đầu năm 2010, Tổng kim ngạch xuất khẩu của CTCP XNK Thuỷ sản Cửu Long An Giang đạt 31.7 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2009, đạt 63% so với kế hoạch năm. Và theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 8 tháng đầu năm 2010, ACL đứng thứ 6 trong tốp các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam.
    (Nguồn: Báo cáo chi tiết CTCPXNKTS Cửu Long An Giang 4.2010)

    1.6 Thông tin liên hệ
    Trụ sở: 90 Hùng Vương – Mỹ Quý – Long Xuyên – An Giang.
    Tên quốc tế: Cuulong Fish Joint Stock Company
    Viết tắt: CL-Fish Corp
    Điện thoại: +84 763931000
    Fax: +84 763932446
    Website: Công Ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang
    Vốn điều lệ: 90.000.000.000 đồng
    Đơn vị kiểm toán: Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn A&C


    CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CỬU LONG AN GIANG

    2.1 Môi trường bên trong
    2.1.1 Điểm mạnh
    - 25 năm kinh nghiệm trong việc nuôi trồng thủy sản.
    - CL-FISH của Cty CP XNK TS Cửu Long An Giang đoạt giải thưởng SAO VÀNG ĐẤT VIỆT 2010 và được xếp trong danh sách TOP 100 Thương hiệu Việt Nam.
    - Công ty sở hữu trang trại nổi tiếng và đứng đầu trong lĩnh vực nuôi cá Tra/ Basa ở Việt Nam với chương trình theo dõi nghiêm ngặt và kiểm soát tốc độ phát triển của cá trong suốt tất cả các giai đoạn phát triển. Từ con giống, cá trưởng thành cho đến khi cung cấp cá đến nhà máy chế biến là một quy trình khép kín.
    - Vị trí địa lý của nhà máy sản xuất dọc bờ sông MêKông, là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển cá nguyên liệu từ những trang trại lân cận bằng ghe đục, giúp cho cá được vận chuyển vẫn còn tươi sống khi đến nhà máy.
    - Phòng kỹ thuật và trang thiết bị được lắp đặt theo tiêu chuẩn vệ sinh cao và chất lượng tốt với các tiêu chuẩn HACCP - GMP - SSOP, ISO-9001:2000 BVQI No.1976898, FDA No.13799569862, HALAL tạo ra sản phẩm đông lạnh an toàn và hợp vệ sinh.
    - Là thành viên của hiệp hội sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP).
    - EU Processing Plant Code: DL-370.
    - Hoạt động kinh doanh được duy trì khá ổn định với các tỷ suất sinh lợi cao so với trung bình ngành, giúp nâng cao vị thế của công ty trong ngành và tạo điều kiện cho hoạt động hiệu quả và ổn định, cũng như cho uy tín và thương hiệu của cá tra, basa ACL trên các thị trường nhập khẩu thế giới.
    - Công suất chế biến cao là nhân tố hỗ trợ mạnh mẽ cho việc tăng trưởng tổng khối lượng xuất khẩu trong năm.
    - Có mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và các đối tác nên thu hút được nhiều hợp đồng.
    - Nhiều nhà máy mới được đưa vào hoạt động kịp thời, giúp doanh nghiệp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, mang lại cho doanh nghiệp mức tăng trưởng sản lượng xuất khẩu nói riêng và tăng trưởng doanh thu nói chung.
    - Nguồn cung cấp cá nguyên liệu ổn định và đảm bảo chất lượng không chỉ giúp cho hoạt động sản xuất của ACL được ổn định mà còn đem lại lợi thế cho doanh nghiệp trong việc kiểm soát tốt chi phí đầu vào và đảm bảo quản lý tốt hơn chu trình nuôi trồng cá sạch nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn và rào cản ngày càng khắt khe của các nước nhập khẩu.
    - Có nhà máy chế biến thức ăn thủy sản với hệ thống thiết bị hiện đại đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của doanh nghiệp và hoàn thiện chuỗi nuôi trồng khép kín giúp ACL đảm bảo được chất lượng cá nguyên liệu.

    2.1.2 Điểm yếu
    - Sự phối hợp giữa hai khu vực sản xuất nguyên liệu và chế biến xuất khẩu chưa thật sự nhịp nhàng dễ dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa sản lượng và thị trường.
    - Quy mô chế biến còn nhỏ so với các doanh nghiệp khác cùng ngành.
    - So với các đối thủ cạnh tranh thì trình độ quản trị doanh nghiệp còn hạn chế về nhiều mặt.
    - Không có thương hiệu riêng cho các sản phẩm của bản thân doanh nghệp. Các mặt hàng thủy sản hiện được xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau.
    - Bị động trong thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh do nguồn lao động không ổn định, doanh nghiệp thường xuyên phải tốn chi phí trong việc tuyển dụng và đào tạo tay nghề.
    - Doanh thu từ việc xuất khẩu chiếm đến 90,5% tổng doanh thu toàn công ty, vì vậy sự suy giảm trong xuất khẩu có tác động mạnh đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong ngành.
    - Rủi ro mang lại cho doanh nghiệp khi vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các thị trường truyền thống như Trung Đông và Châu Âu.
    - Là công ty gia đình, điều này gây ra những ảnh hưởng đến việc quản trị Công ty, có thể xuất hiện những hiện tượng sau: tổ chức và giao tiếp theo kiểu gia đình, việc phân công chưa thật sự dựa trên chức năng, quyền hạn, trách nhiệm và năng lực của mỗi người, một phần vị trí chủ chốt, quan trọng đều do người thân nắm giữ, cũng như mang cách quản lý theo mô hình “gia đình trị” áp dụng cho công ty.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...