Luận Văn Phân tích chiến lược kinh doanh và gia nhập thị trường quốc tế của KFC

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 4/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    Phân tích chiến lược kinh doanh
    và gia nhập thị trường quốc tế của KFC
    I. Động cơ và một số các yếu tố môi trường thế giới chính:
    1. Tình hình kinh tế, tài chính
    Năm 2011, khả năng kinh tế thế giới vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng chậm, không cân bằng, không ổn định là rất lớn.
    - Chính sách kích thích tài chính và chính sách nới lỏng tiền tệ của các chính phủ nền kinh tế phát triển, đặc biệt là Mỹ đã không thu về được hiệu quả cao trong vấn đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thực thể, không gian chính sách ngày càng bị thu hẹp.
    Triển vọng năm 2011 không rõ rệt. Sự khác biệt lớn so với khủng hoảng tài chính châu Á tràn khắp các nền kinh tế mới nổi vào năm 1998 chính là xu hướng kế tiếp của khủng hoảng tài chính quốc tế không phải là phía Tây mà sẽ hướng sang phía Đông. Các nền kinh tế phát triển đang rơi vào giới hạn tăng trưởng, còn các nền kinh tế mới nổi thì lại cho thấy rõ sự tích cực, lạc quan.
    - Tăng trưởng chậm, mất cân bằng
    Trong tình hình không xảy ra bất kỳ một sự cố lớn nào, nhìn chung xu hướng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2011 cũng sẽ tương tự như năm 2010, tức xác suất tăng trưởng chậm 3% tính theo tỷ giá thị trường, 4% theo PPP khá lớn.
    Năm 2010, kinh tế toàn cầu bước ra khỏi suy thoái, đồng thời tiến vào giai đoạn phục hồi chậm, bất ổn. Phục hồi kinh tế ở các nền kinh tế khác nhau cho thấy sự chênh lệch tương đối lớn, việc phục hồi kinh tế các nước phát triển kém, trong khi tăng trưởng các nền kinh tế mới nổi lớn.
    Nguy cơ giảm phát của các quốc gia phát triển và nguy cơ lạm phát của các nền kinh tế mới nổi đang tồn tại song song; tính ổn định của tài chính quốc tế đã có sự cải thiện, nhưng vẫn còn vấp phải nhiều nhân tố bất ổn; thương mại đầu tư quốc tế tăng trưởng phục hồi nhưng sự bền vững vẫn phải chờ đợi sự quan sát; giá cả các mặt hàng cơ bản hồi phục, đang dần ổn định về mức trước khủng hoảng; quản lý toàn cầu trên lĩnh vực tài chính đang nhận được những bước tiến triển nhất định; tình trạng nợ của các quốc gia công nghiệp đã tác động xấu tới việc tăng trưởng ổn định dài kỳ và phục hồi toàn cầu; “tái cân bằng” ngày càng trở thành chủ đề bản luận chính về củng cố phục hồi, thực hiện tăng trưởng dài hạn.
    Năm 2011, kinh tế thế giới tiếp tục duy trì tăng trưởng chậm, không cân bằng, không ổn định.

    2. Chính trị và luật pháp.
    - Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đang là đặc trưng và xu hướng phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới trong thời đại phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và tình trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu hiện nay. Quá trình toàn cầu hóa thúc đẩy sự hợp tác mạnh mẽ, mang lại sự liên hệ liên kết giữa các quốc gia do đó vai trò của chính phủ các nước vô cùng quan trọng.
    - CP giảm dần sự can thiệp và tăng cường áp dụng các biện pháp theo chuẩn mực quốc tế và khu vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế quốc tế phát triển.
    Cụ thể Nhà nước tiến hành cắt giảm các công cụ biện pháp gậy hạn chế cho hoạt động TMQT như: thuế quan, hạn ngạch, các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng phát triển quan hệ trao đổi mua bán hàng hoá với nứơc khác, từng bước đưa vào thực hiện các chính sách và biện pháp quản lý như quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chính sách chống bán phá giá, chính sách đảm bảo cạnh tranh và chống độc quyền, chính sách đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu hàng hoá theo các cam kết trong các hiệp định hợp tác đã ký kết và theo chuẩn mực chung của thế giới
    +Đi cùng với xu hướng toàn cầu hóa, chính phủ cũng có những biện pháp để bảo hộ hàng hoá trong nước và nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của các quốc gia khác, đặc biệt là những ngành sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu hay những ngành công nghiệp non trẻ của quốc gia mình( tiến hành xây dựng và đưa vào áp dụng các biện pháp thích hợp trong chính sách TMQT nhằm hạn chế hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài).
    +Ngoài ra, chính phủ các nước phải có những chương trình khai thác, bảo vệ và tu bổ nguồn tài nguyên hợp lý tránh tình trạng khai thác bừa bãi làm tổn hại tài nguyên quốc gia. Nhà nước của nước nhận đầu tư phải ban hành những bộ luật để xứ lý nghiêm minh những công ty không đạt tiêu chuẩn sản xuất, xử lý rác thải không tốt, hàng hóa không đảm bảo chất lượng làm tổn hại đến sức khỏe người tiêu dùng và làm ô nhiễm môi trường.
    3. Văn hoá, xã hội.
    Trong thời đại hội nhập ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, đời sống của con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu hưởng thụ để thõa mãn nhu cầu cá nhân cũng nhiều hơn. Nhưng đi đôi với điều đó, ngày nay con người cũng làm việc dưới nhiều áp lực hơn, con người ngày nay làm nhiều giờ hơn, ở lại chỗ làm trễ hơn, kiếm thêm việc để làm. Do đó, thời gian trở thành một thứ hết sức xa xỉ với họ. Con người ngày nay thường không hay tự mình vào bếp để chế biến thức ăn cho mình và gia đình mà đối với họ đi ăn ở bên ngoài đã là một hoạt động xã hội khá phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tới ăn tối ở nhà hàng một cách thường xuyên. Do vậy, một trào lưu mới, một cuộc cách mạng mới ra đời đáp ứng nhu cầu ăn uống gọn lẹ, nhanh chóng và đơn giản, nhiều năng lượng đã ra đời: sự xuất hiện của các cửa hàng thức ăn nhanh Thức ăn nhanh ngon và dễ ăn hợp với khẩu vị giới đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống.
    Tuy nhiên, cùng với xu hướng chung đó thì khẩu vị mỗi nơi cũng khác nhau. Người tây phương thích tiêu thụ những thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường và giàu chất béo như dầu mỡ, bơ sữa, phô mai Trong đó phong cách ăn uống cũng có những nét riêng ở các nước khác nhau. Nếu người Pháp rất coi trọng việc ăn uống và không có khái niệm ăn nhanh thì người Anh lại được người ta biết đến với những món ăn đơn giản. Những món ăn của người Anh thường không cầu kỳ và ít gia vị. Còn người châu Á thích những món ăn thanh đạm, có chứa nhiều rau, rất ngại với những thực phẩm chiên giàu chất béo một phần vì không hợp khẩu vị, một phần vì chúng không tốt cho sức khỏe, có thể gây ra những bệnh thừa cân, béo phì hay tiểu đường và bệnh về tim mạch. Ở một số nơi, sở thích và khẩu vị ăn uống của người dân cũng khác nhau điều đó đã tạo nên một bức tranh ẩm thực đặc sắc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...