Thạc Sĩ Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần MISA

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp cao học năm 2011
    Đề tài: Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần MISA

    Chương I
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.1. Lý do chọn đềtài:
    Trong nền kinh tếhội nhập phát triển hiện nay, các sản phẩm ứng dụng
    công nghệthông tin trong quản lý tài chính kếtoán có vai trò cực kỳquan trọng
    trong quá trình phát triển doanh nghiệp cũng nhưquản lý tài chính công. Công
    ty cổphần MISA (sau đây gọi tắt là MISA) cung cấp các sản phẩm, hỗtrợcác
    sản phẩm ứng dụng công nghệthông tin trong quản lý tài chính kếtoán.
    Thành lập năm 1994, với sựnỗlực sáng tạo và cung cấp, hỗtrợcho khách
    hàng phần mềm tốt nhất, giải pháp tối ưu nhất với giá thành hợp lý nhất nhằm
    đóng góp vào quá trình tin học hóa toàn cầu nói chung và sựphổbiến của phần
    mềm MISA nói riêng. Đến nay, MISA đã cung cấp các giải pháp phần mềm hữu
    ích tới hơn 50.000 ngàn khách hàng trên toàn quốc và trởthành công ty đứng
    trong hàng TOP 5 cáccông ty CNTT tại Việt Nam.
    Với công cuộc hội nhập quốc tếvà sựphát triển nhanh nhưvũbão của
    công nghệthông tin , công ty MISA đang phải đứng trước cuộc cạnh tranh khốc
    liệt trong ngành cung cấp phần mềm tài chính kếtoán. Là một cán bộlàm công
    tác quản lý tài chính công, sau khi kết thúc khóa học tôi muốn vận dụng những
    kiến thức được học đểphân tích chiến lược hiện tại và đềxuất hướng phát triển
    cho công ty MISA trong những năm tiếp theo.
    1.2. Đối tượng nghiên cứu:
    Đồán tập trung nghiên cứu “ Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty
    cổphần MISA”
    1.3. Mục đích nghiên cứu:
    Phân tích, đánh giá được chiến lược phát triển kinh doanh của công ty
    MISA xem đã hợp lý hay chưa? Điểm mạnh, điểm yếu, cơhội và nguy cơmà
    MISA đang phải đối mặt là gì? Chiến lược mà MISA đang theo đuổi là gì? Có gì
    chưa phù hợp cần hoàn thiện? Thông qua đó tôi muốn mạnh dạn đưa ra một số
    gợi ý, đềxuất cá nhân của mình vềchiến lược của MISA thời gian tới. Tôi hy
    vọng những nghiên cứu, đóng góp của mình sẽgiúp cho MISA phát triển đúng
    hướng và vươn tới tầm cao mới.
    1.4. Nhiệm vụnghiên cứu:
    Nghiên cứu tổng quát mô hình Delta (Delta Project Model) và bản đồchiến
    lược (Strategy Map-SM) và các công cụphổbiến đểphân tích chiến lược như
    công cụphân tích PEST, phân tích môhình SWOT, phân tích 5 áp lực cạnh
    tranh của doanh nghiệp .
    5
    Nghiên cứu áp dụng lý thuyết để đánh giá chiến lược hiện tại của MISA,
    phân tích sựphù hợp của việc triển khai, thực thi chiến lược với chiến lược đặt
    ra của MISA.
    Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của chiến lược hiện tại đang được MISA áp
    dụng, đềxuất một sốchiến lược cho MISA trong 5 năm tới.
    Câu hỏi nghiên cứu: Đểviệc nghiên cứu chiến lược của MISA và hoàn
    thành bài luận một cách khoa học, khi thực hiện tìm kiếm thông tin và nghiên
    cứu chiến lược của MISA, tôi có thểsẽsửdụng bảng các câu hỏi dưới đây để
    phục vụcho mục đích nghiên cứu của mình nhưsau:
    - Chiến lược mà MISA đềra nằm ởvịtrí nào trong tam giác Delta? Chiến lược
    đó phù hợp với điều kiện thực tếcủa MISA hay chưa?
    - Theo lý thuyết của mô hình Delta và Sơ đồchiến lược thì chiến lược của
    MISA có những điểm mạnh, điểm yếu nhưthếnào?
    - Trong khu vực thịtrường hoạt động của MISA đang xảy ra những biến động
    gì? Các biến động này có liên quan, ảnh hưởng gì đến định hướng tương lai của
    MISA hay không?
    - Việc triển khai chiến lược có phù hợp không?
    1.5. Tổng quan vềtình hình nghiên cứu:
    Thông qua việc áp dụng các lý thuyết và kiến thức đã học đểcó được cái
    nhìn tổng thểvềchiến lược của MISA.
    Xác định được vịtrí hiện tại của MISA, đưa ra những điểm mạnh và những
    tồn tại để đềxuất phương hướng phát triển phù hợp với chiến lược đã lựa chọn.
    Từ đó đưa ra những kiến nghị, góp ý đểchiến lược đó phù hợp hơn.
    1.6. Giới thiệu bốcục của đồán.
    Ngoài lời cảm ơn, danh mục tài liệu tham khảo, phụlục nội dung chính
    của đồán chia làm 7 chương cụthểnhưsau:
    Chương 1: Phần mở đầu
    Chương 2: Tổng quan lý thuyết
    Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 4: Nghiên cứu và phân tích chiến lược kinh doanh hiện tại của
    MISA
    Chương 5: Đánh giá chiến lược kinh doanh hiện tại của MISA
    Chương 6: Đềxuất chiến lược phát triển của MISA giai đoạn 2011-2015
    Chương 7: Kết luận
    Danh mục tài liệu tham khảo
    Phụlục

    Chương II
    TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
    2.1. Một sốkhái niệm cơbản vềquản trịchiến lược
    2.1.1. Khái niệm chiến lược
    Chiến lược là chỉra mục tiêu đủdài (khoảng 5 năm trởlên), vạch ra con đường
    đi đến mục tiêu và điều phối nguồn lực đểthực hiện được mục tiêu đó.
    Theo G.Ailleret, chiến lược là việc xác định con đường và phương tiện vận dụng
    để đạt tới mục tiêu.
    Theo A. Chandler – 1962, Chiến lược là việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ
    bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng
    nhưsựphân bổcác nguồn lực cần thiết đểthực hiện mục tiêu này.
    2.1.2. Khái niệm quản trịchiến lược
    Quản trịchiến lược là tập hợp các quyết định và các hành động làm cơsởcho
    việc thiết lập và triển khai các kếhoạch được thiết kế để đạt được các mục tiêu
    của công ty (Tài liệu học tập môn Quản trịChiến lược, ĐH Help tháng 5/2011).
    2.2. Các bước đểhoạch định chiến lược
    Đểvận dụng tốt các mô hình đểphân tích chiến lược của MISA trước hết tôi
    đưa ra quy trình quản trịchiến lược bao gồm các bước sau:
    - Xem xét sứmệnh và các mục tiêu chủyếu của MISA
    - Phân tích môi trường bên ngoài
    - Phân tích môi trường bên trong
    - Lựa chọn và định hình chiến lược của MISA
    - Xem xét quy trình thực thi chiến lược
    - Phân tích sự đồng nhất hoặc chưa đồng nhất giữa chiến lược và quá trình thực
    thi.
    - Đánh giá quá trình thực thi chiến lược
    - Đềxuất cải tiến.
    2.3. Các mô hình, công cụsửdụng đểphân tích chiến lược
    2.2.1. Mô hình Delta (Delta Project Model)
    Mô hình Delta (Delta Project Model) giúp ta định vị được chiến lược của công
    ty, bao gồm Cố định hệthống, Giải pháp khách hàng toàn diện và Sản phẩm tối
    ưu. Từ đó đưa ra quy trình thực hiện, các chương trình hành động đểthực thi
    mục tiêu chiến lược mà công ty đã định vị.
    7
    2.2.2. Bản đồchiến lược
    Tác giảcủa bản đồchiến lược là Robert S Kaplan và David P Norton. Bản đồ
    chiến lược được xây dựng dựa trên mô hình bảng đánh giá cân bằng (Balance
    Scorecard System- cùng tác giả), đưa ra một cái nhìn cụthểvà hoàn thiện vềquá
    trình triển khai và thực thi chiến lược. Thẻ điểm cân bằng được phân tích dựa
    trên 4 vấn đề: tài chính, kháchhàng, quy trình quản lý nội bộvà năng lực học
    hỏi.
    2.2.3. Mô hình 5 thếlực cạnh tranh của Michael Porter
    Nhà kinh tếhọc Michael Porter của Đại học Harvad đã đặt ra những vấn đềcốt
    lõi nhất đểsửdụng cho việc phân tích môi trường ngành. Đó là mô hình 5 lực
    lượng:
    - Đối thủtrong ngành: Phân tích sựcạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng
    ngành trong thịtrường
    - Khách hàng: Áp lực đổi mới từkhách hàng, nhà phân phối
    - Nhà cung cấp: Áp lực từnhà cung ứng nguyên vật liệu, dữliệu
    - Sản phẩm thay thế: Sự đe dọa từcác sản phẩm có thểthay thếcho lĩnh vực sản
    phẩm mà công ty đang hoạt động.
    - Đối thủtiềm ẩn: Sự đe dọa từcác đối thủchưa xuất hiện.
    Hình 3: Mô hình 5 áp lực của Micheal Porter
    NGÀNH
    Cạnh tranh giữa các
    công ty hiện tại
    Công ty sắp
    thành lập
    Hàng hóa thay
    thế
    Nhà cung cấp Người mua
    Quyền năng của
    nhà cung cấp
    Quyền năng của
    khách hàng
    Mối đe dọa của các sản
    phẩm hoặc hàng hóa
    thay thế
    Mối đe dọa từcác
    công ty mới thành lập
    8
    2.2.4. Mô hình SWOT
    Ra đời vào những năm 1960 và 1970, do nhóm nghiên cứu gồm các nhà kinh tế
    học Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert F. Stewart và
    Birger Lie đã đưa ra "Mô hình phân tích SWOT" nhằm mục đích tìm hiểu quá
    trình lập kếhoạch của doanh nghiệp, tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo
    đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, thay đổi cung cách quản lý.
    Bao gồm 4 yếu tốcần phân tích, trong đó:
    S- Strengths - Điểm mạnh của doanh nghiệp
    W: Weaknesses - Điểm yếu của doanh nghiệp
    O: Opportunities - Cơhội dành cho doanh nghiệp
    T: Threats - Thách thức của doanh nghiệp
    2.2.5. Mô hình PEST
    Do Michael Porter đưa ra nhằm mục đích phân tích môi trường vĩmô, bao gồm
    P: Political- thểchế, luật pháp
    E: Economics- kinh tế
    S: Sociocultural: văn hóa, xã hội
    T: Technological: yếu tốcông nghệ
    Đây là bốn yếu tốcó ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, các yếu tốnày
    là các yếu tốbên ngoài của của doanh nghiệp và ngành phải chịu các tác động
    của nó đem lại nhưmột yếu tốkhách quan. Các doanh nghiệp dựa trên các tác
    động sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp.

    Chương III
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Tài liệu học tập môn Quản trịChiến lược, ĐH Help
    2. TS. Bùi Đức Tuân, Hướng dẫn đồán tốt nghiệp môn MGT 510
    3. Dương Ngọc Dũng (2005) “Chiến lược cạnh tranh theo thuyết Michael
    E.Porter”. NXB Tổng hợp Tp. HCM
    4. Akker, David A. “Chiến lược kinh doanh”. Biên dịch: Đào Công Bình -
    Minh Đức. NXB trẻ.
    5. TS. Nguyễn Văn Sơn,Bài giảng Quản trịchiến lược kinh doanh
    6. PGS.TS Nguyễn ThịLiên Diệp, Ths. Phạm Văn Nam, 2006, Chiến lược
    và Chính sách kinh doanh. NXBLao động – Xã hội.
    7. Micheal Porter, 1998, Chiến Lược Cạnh Tranh, NXB Khoa Học & Kỹ
    Thuật.
    8. Đào Duy Huân (2007). “Quản trịchiến lược (trong toàn cầu hóa kinh tế)”.
    NXB Thống kê
    9. Các website khác .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...