Thạc Sĩ Phân tích chiến lược hiện tại và đề xuất hoàn thiện chiến lược cho Ngân hàng Thương mại Cổ phẩn Ngoạ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp cao học năm 2011
    Đề tài: Phân tích chiến lược hiện tại và đề xuất hoàn thiện chiến lược cho Ngân hàng Thương mại Cổ phẩn Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) trong giai đoạn 2011- 2015
    TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒÁN
    Việc lập ra được chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của
    mình quảthực không phải là một điều dễdàng đối với bất kỳmột ai. Đây là yếu tố
    quan trọng liên quan tới vấn đềtồn tại và phát triển của một doanh nghiệp không
    chỉdoanh nghiệp lớn mà còn đối với cảnhững doanh nghiệp vừa và nhỏ, những
    doanh nghiệp hoạt động lâu năm hay những doanh nghiệp mới thành lập. Thế
    giới và xã hội luôn vận động, nhu cầu của khách hàng ngày một cao, sựlựa chọn
    của khách hàng cũng nhiều, do đó đổi mới và không ngừng cải tiến là việc mà các
    doanh nghiệp nên làm nếu nhưhọmuốn tồn tại.
    Vietcombank là ngân hàng đã tồn tại và phát triển gần bốn chục năm nay
    và ngân hàng này hiện vẫn đang hoạt động tương đối tốt với những chỉtiêu kinh
    doanh hàng năm ấn tượng. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và suy thoái
    kinh tếnhưhiện nay thì chắc hẳn Vietcombank cũng gặp không ít khó khăn.
    Chính vì lý do này, trong bài đồán của mình, tôi sẽphân tích những chiến lược và
    tình hình hoạch định chiến lược của Vietcombank hiện tại và sửdụng những kiến
    thức của mình đểbổsung và hoàn thiện thêm chiến lược kinh doanh cho ngân
    hàng này trong giai đoạn sắp tới (2011-2015).
    Đồán của tôi được thực hiện dựa trên việc thu thập và nghiên cứu những
    thông tin hiện tại của Vietcombank có kèm theo những thông tin do cán bộcủa
    Vietcombank cung cấp.

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đềtài
    Ngày nay, thếgiới đang chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hoà bình, hợp
    tác cùng phát triển. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tếquốc tế đang là một xu
    hướng tất yếu diễn ra khắp nơi trên thếgiới. Chúng ta không thểphủnhận những
    cơhội cũng nhưthách thức mà xu hướng này mang đến cho các doanh nghiệp.
    Hệthống ngân hàng, tài chính của nước ta được ví như“hệthần kinh” chi
    phối hoạt động của nền kinh tếquốc gia hiện cũng đang có những biện pháp mở
    cửa đểthu hút vốn đầu tưtừnước ngoài. Đểvượt qua được những thách thức và
    nắm bắt được cơhội, ngày càng khẳng định vịthếcủa mình cũng nhưcạnh tranh
    được với những ngân hàng đang tồn tại và khảnăng sẽxuất hiện trong tương lai
    thì quản trịchiến lược là một trong những yếu tốquan trọng mà các ngân hàng
    cần quan tâm, đầu tưmột cách thỏa đáng. Hoạch định cho mình một chiến lược
    cụthể, chi tiết cho từng giai đoạn cụthểvà thực hiện theo nó một cách sát sao sẽ
    giúp cho ngân hàng đó chủ động đương đầu với tình hình kinh tếkhó khăn hiện
    nay và có những kếhoạch giải quyết.
    Ngân hàng Thương Mại Cổphần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
    chính thức được thành lập theo Quyết định số115/CP vào ngày 30 tháng 10 năm
    1962 trên cơsởtách ra từCục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung
    ương. Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển. hiện nay Vietcombank đã lớn
    mạnh theo quy mô ngân hàng đa năng với 60 chi nhánh, 1 sởgiao dịch, 87 Phòng
    giao dịch và 4 công ty con trực thuộc trên toàn quốc, 2 văn phòng đại diện và một
    công ty con tại nước ngoài, đội ngũcán bộlên tới gần 9.300 người.
    Xuất phát từ đam mê với ngành ngân hàng nói riêng và những kiến thức về
    Vietcombank nói chung, tôi đã quyết định nghiên cứu đồán với tên gọi “Phân tích
    chiến lược hiện tại và đềxuất hoàn thiện chiến lược cho Ngân hàng Thương
    mại Cổphẩn Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) trong giai đoạn 2011-2015”.
    2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứucủa đồán này chính là hoạt động hoạch định chiến
    lược của Ngân hàng Thương mại Cổphần Ngoại thương Việt Nam.
    4
    Mục đích nghiên cứulà sửdụng mô hình Delta Project và Bản đồchiến
    lược đểphân tích, đánh giá tình hình hoạch định chiến lược hiện tại của
    Vietcombank. Trên cơsở đó xây dựng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh
    cho ngân hàng trong giai đoạn 2011-2015.
    Tôi hy vọng rằng với những kiến thức tích lũy được trong suốt quá trình học
    khóa học MBA cùng với những kiến thức chung vềngành ngân hàng có thểgiúp
    tôi nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện vềchiến lược hiện tại của
    Vietcombank và có thểáp dụng vào thực tế đểcó thểxây dựng chiến lược hoạt
    động cho ngân hàng này tốt hơn trong giai đoạn 2011.
    3. Nhiệm vụnghiên cứu
    Để đạt được những mục tiêu đã đềra ởtrên, đồán này cần thực hiện
    được những nhiệm vụnhưsau:
    - Nhiệm vụ1: Tìm hiều các lý thuyết cổ điển và hiện đại hiện nay vẫn đang
    được sửdụng cho việc hoạch định chiến lược cho công ty.
    - Nhiệm vụ2: Sửdụng khung lý thuyết của mô hình Delta Project và bản đồ
    chiến lược đểkhảo sát những chiến lược hiện tại của Vietcombank, phân
    tích những điểm còn thiếu, còn yếu của hoạt động hoạch định chiến lược
    hiện tại.
    - Nhiệm vụ3: Xây dựng và hoàn thiện chiến lược mới cho Vietcombank
    trong giai đoạn 2011-2015 và đưa ra một số đềxuất đểVietcombank có thể
    thực hiện thành công bản kếhoạch đó.
    4. Tổng quan vềtình hình nghiên cứu
    Việc đềra chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp là một công đoạn khác
    quan trọng đối với sựtồn tại và phát triển đối với doanh nghiệp đó. ỞViệt nam,
    chúng ta có thểtìm thấy một số đồán phân tích vềchiến lược kinh doanh nói
    chung và vềngành ngân hàng nói riêng của một sốtiến sỹnghiên cứu. Song, nếu
    đểkểtới những cuốn sách do các tác giảlớn viết vềlĩnh vực này là hầu nhưchưa
    có.
    5. Bốcục đồán
    Ngoài phần lời cảm ơn, tóm tắt nội dung đồán, danh mục bảng biểu, so
    5
    đồ được sửdụng trong bài, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, đồán bao
    gồm 6 chương với nội dung nhưsau:
    Phần mở đầu.
    Chương I : Tổng quan vềlý thuyết.
    Chương II : Phương pháp nghiên cứu.
    Chương III : Khảo sát và phân tích chiến lược hiện tại của Vietcombank.
    Chương IV : Bình luận, đáng giá vềchiến lược hiện tại của Vietcombank.
    Chương V : Đềxuất chiến lược kinh doanh cho Vietcombank trong giai
    đoạn 2011-2015.
    Chương VI: Kếhoạch triển khai chiến lược cho giai đoạn 2011-2015.
    Phần kết luận.

    Chương I: TỔNG QUAN VỀLÝ THUYẾT
    Đểcó thểphân tích được tình hình hoạch định chiến lược tại Vietcombank,
    chúng ta trước hết phải tìm hiểu vềnhững khái niệm cơbản liên quan tới chiến
    lược và quản trịchiến lược cũng nhưnhững công cụ đểcó thểhoạch định chiến
    lược.
    I. Một sốkhái niệm cơbản:
    1.1. Khái niệm quản trịchiến lược:
    Khi bàn vềkhái niệm thếnào là chiến lược, chúng ta có rất nhiều cách định
    nghĩa khác nhau tuỳthuộc vào quan điểm và cách nhìn nhận của mỗi người.
    Thậm chí, sựkhác nhau này cũng có ởcác nhà khoa học, nghiên cứu. Nhưng
    theo tôi, tôi thấy tâm đắc và thấy định nghĩa của Johson và Scholes đầy đủvà bao
    quát được hơn cảkhái niệm này: “Chiến lược là việc xác định định hướng và
    phạm vi hoạt động của một tổchức trong dài hạn. Ở đó, tổchức phải giành được
    lợi thếthông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường nhiều thử
    thách, nhằm thoảmãn tốt nhất nhu cầu của thịtrường và đáp ứng mong muốn
    của các bên có liên quan tới tổchức đó”. (Đặng Đình Trâm,2004)
    Vậy “quản trịchiến lược” là gì? Và tại sao chúng ta lại cần phải hoạch định
    vềquản trịchiến lược? Quản trịchiến lược, theo định nghĩa được sửdụng rộng
    rãi tại hầu hết trong các khoá đào tạo chuyên sâu vềquản trịkinh doanh tại Anh,
    Mỹvà được nhiều nhà kinh tếchấp nhận là nghệthuật và khoa học của việc xây
    dựng, thực hiện và đánh giá các quyết định tổng hợp giúp cho mỗi tổchức có thể
    6
    đạt được mục tiêu của nó. Quản trịchiến lược thường chú trọng vào việc phối kết
    hợp các mặt quản trị, marketing, tài chính/kếtoán, sản phẩm/tác nghiệp, nghiên
    cứu và phát triển hệthống thông tin để đạt tới sựthành công cho doanh nghiệp.
    (Ngô Kim Thanh, 2011,trang 12).
    1.2. Các bước đểhoạch định chiến lược
    Nội dung cơbản của quản trịchiến lược được chia ra làm ba giai đoạn chủ
    yếu là hoạch định chiến lược, thực thi chiến lược và đánh giá chiến lược. Tuy
    nhiên, trên thực tế, mỗi công ty lại có sựchú trọng vào từng giai đoạn trong quản
    trịchiến lược khác nhau. Có rất nhiều sựkhác biệt trong thực tếvận dụng quản trị
    chiến lược trong doanh nghiệp. Đểlý giải cho sựkhác biệt này, chúng ta nên hiểu
    rằng quản trịchiến lược là một phương pháp khoa học giúp cho doanh nghiệp đạt
    tới một mục tiêu trong tương lai, nó chỉlà một hướng đi trong rất nhiều hướng đi.
    Khi các doanh nghiệp đã cùng chọn một hướng đi, do thực tếvô cùng phong phú
    và do thếgiới quan của họkhác nhau, năng lực của từng cá nhân khác nhau và
    tập quán kinh doanh khác nhau nên đã nảy sinh ra những điểm khác biệt trong
    quản trịchiến lược. (Ngô Kim Thanh, 2011, trang 35 - Xem hình 1 - Phụlục đính
    kèm).
    1.3. Các hướng tiếp cận
    Các nhà kinh tếhọc đều cho rằng quản trịchiến lược xuất hiện từnhững
    năm 1960 và cùng với thời gian nó ngày càng được hoàn thiện hơn. Lý thuyết về
    quản trịchiến lược được chia làm ba giai đoạn nhưsau:
    - Giai đoạn 1 - Giai đoạn phát triển nội tại (1960-1970). Ởgiai đoạn này,
    chủyếu người ta nghiên cứu đến quá trình bên trong, vai trò của các nhà quản trị
    và cách tiếp cận tình huống ởdoanh nghiệp thông qua các công cụnhư: SWOT
    (công cụnày do công ty tưvấn McKinsey&Company phổbiến), ngoài ra còn có
    ma trận BCG do nhóm tưvấn Boston phát triển và phổbiến.
    - Giai đoạn 2 - Giai đoạn hướng vềtổchức ngành (1980-1990). Các lý thuyết
    sửdụng trong giai đoạn này có khuynh hướng vay mượn của kinh tếhọc, đặc
    biệt là kinh tếhọc tổchức ngành. Đại diện tiêu biểu cho giai đoạn này là Micheal
    Porter với mô hình năm thếlực cạnh tranh nổi tiếng.
    - Giai đoạn phát triển hiện nay chủyếu hướng tới nguồn lực của doanh

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Đại học HELP-Malaysia -2011,Giáo trình quản trịchiến lược.
    2. Đặng Đình Trâm, 2000, Stretagy Concept,
    http://www.freewebs.com/dangdinhtramvn/strategy_concept.pdf.
    3. Hoàng Yến, 2011, Thông tin chung vềVietcombank -
    http://www.scribd.com/doc/39367768/Thong-Tin-ChungVeVietcombank.
    4. Jay Barner, 1991, Firm resources and Sustained Competitive Advantage,
    http://www3.uma.pt/filipejmsousa/ge/Barney,%201991.pdf.
    5. PGS Ngô Kim Thanh,2011. Giáo trình Quản trịchiến lược, trang 12.
    6. PGS. Ngô Kim Thanh, NXB. Đại học kinh tếquốc dân,2011, trang 35.
    7. VCB News, 2011, Vietcombank, nhiều dịch vụngân hàng được bình chọn
    tốt nhất, http://vietcombank.com.vn/News/Vcb_News.aspx?ID=4584.
    8. Vinacorp, Thông tin chung Vietcombank
    http://www.vinacorp.vn/stock/hose-vcb/ngan-hang-tmcp-ngoai-thuong-vietnam/gioi-thieu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...