Chuyên Đề Phân tích Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 về khả năng áp dụng tạ

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Công tác dân số trong giai đoạn hiện nay là một nội dung quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội [15]. Do vậy công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình là nhiệm vụ của mỗi người, mỗi gia đình và mỗi xã hội cần không ngừng nâng cao.
    Ở Việt Nam công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đã bắt đầu từ năm 1961. Trải qua hơn 50 năm, bằng sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước cùng với sự tự nguyện tham gia của toàn dân cùng với sự cố gắng không ngừng của những người trực tiếp thực hiện Chiến lược này, cho nên đến nay công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đã đạt được những kết quả đáng kể. Theo Tổng cục Thống kê về Điều tra biến động DS-KHHGĐ 2011 thì dân số nước ta đã có 87,8 triệu người [16]. Tỷ suất sinh đã giảm khá nhanh từ 3,8 con năm 1989 xuống 2,33 con năm 1999 xuống còn 2,0 con vào năm 2010 và đang đạt mức sinh thay thế nhưng chưa thực sự vững chắc. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai tính đến năm 2011 là 78,2%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm chậm, từ 21,7% năm 2002 xuống 20,8% năm 2005, 16,7% năm 2007 và 15,1% năm 2010 [16].
    Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, với mục tiêu tổng quát là “ Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước “ [15].
    Trong thời gian qua, Tỉnh Bình Định nói chung và huyện Vân Canh nói riêng đã có nhiều cố gắng thực hiện Chiến lược Dân số và Kế hoạch hóa gia đình và đã mang lại nhiều kết quả tốt, góp phần vào sự phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như của huyện.
    Tuy nhiên, Vân Canh là một huyện miền núi, một trong 62 huyện nghèo. Diện tích 800km[SUP]2[/SUP], dân số 24.661 người, mật độ dân số 31 người/km[SUP]2[/SUP]. Gồm có ba dân tộc chính sinh sống, đó là dân tộc kinh (14.709 người), dân tộc Bana (4.650 người), dân tộc Chăm (5.157 người) [9]. Đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở điều kiện địa hình núi cao, độ dốc lớn, thời tiết khắc nghiệt, phần lớn là gia đình nghèo, phong tục tập quán còn lạc hậu đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình [12]. Trong những năm gần đây tỷ lệ sinh con thứ ba giảm chậm và không ổn định: 12,27% (2009); 15,17% (2010); 11,51% (2011) [17], [18], [19]. Đồng thời, trước những yêu cầu ngày càng cao của Chương trình, công tác tổ chức thực hiện kế hoạch hóa gia đình cũng còn nhiều thách thức. Xuất phát từ những lý do nêu trên, cũng như góp phần hoàn thành mục tiêu Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ, chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Phân tích Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 về khả năng áp dụng tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định “ nhằm hai mục tiêu sau:
    1. Phân tích các mục tiêu của Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 về khả năng áp dụng tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định trong thời gian tới.
    2. Đề xuất các giải pháp thực hiện theo tình hình thực tế của địa phương.



    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    1.1. CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA CỦA CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
    Năm 2002, Vụ dân số Liên hiệp quốc dự báo dân số thế giới năm 2050 sẽ đạt 8,9 tỷ người, nhưng theo một báo cáo mới đây gửi cho 47 thành viên của Ủy ban Dân số và Phát triển Liên hiệp quốc, dân số thế giới sẽ đạt 7 tỷ người vào năm 2012 và 9 tỷ người vào năm 2050.
    Dân số Việt Nam cho tới những năm cuối thế kỷ XIX, sự gia tăng rất chậm chạp. Từ đầu thế kỷ XX trở lại đây tốc độ gia tăng dân số nhanh. Nếu chỉ tính từ năm 1975 đến 1990 số dân nước ta tăng thêm khoảng 18,6 triệu người, trong khi đó ở Châu Âu chỉ tăng thêm 20 triệu. Như vậy sự bùng nổ dân số ở nước ta đã diễn ra rất dữ dội. Dân số Việt Nam năm 1999 khoảng 76,3 triệu người, đứng thứ mười ba trên thế giới, đến năm 2009 là 85.846.997 người [16].
    Quy mô dân số quá lớn sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội, hủy hoại tài nguyên, suy thoái môi trường và đe dọa sự sống còn của con người.
    Con người là chủ thể của mọi hoạt động trong xã hội. Mọi hoạt động đều có vai trò của con người tham gia, con người sản xuất ra của cải vật chất, đồng thời chính con người trở lại tiêu thụ những sản phẩm đó. Nếu kế hoạch dân số bị phá vỡ, khả năng tiêu thụ lớn hơn nhiều lần so với sản xuất thì sẽ kéo theo hàng loạt các khó khăn khác cho nền kinh tế - xã hội, đó là: sự mất cân đối giữa tài nguyên đất đai, giữa nhu cầu học hành, chăm sóc sức khỏe , sự rối loạn về trật tự xã hội, đặc biệt sự gia tăng dân số lớn sẽ là người bạn đồng hành của đói nghèo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...