Tiểu Luận Phân tích chiến lược của công ty tiffany & co

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY TIFFANY & CO
    I. Giới thiệu về công ty Tiffany & Co:
    1. Lịch sử hình thành và phát triển
    Lịch sử giai đoạn đầu:
    Lịch sử của công ty Tiffany & Co., bắt đầu từ năm 1837 khi Charles Lewis Tiffany và người bạn từ thuở ấu thơ John Young lên New York City để mở một cửa hàng chuyên bán những món đồ đắt tiền, chỉ có một không hai, với số vốn 1,000 mỹ kim do cha ông cho mượn. Một trong những đặc điểm của cửa hàng này là tất cả món đồ trong tiệm đều có ghi giá bán rõ ràng và yêu cầu không trả giá. Trong ngày đầu tiên, ông chỉ bán được 4.9 mỹ kim, nhưng sang đến những ngày sau đó thì khách hàng nô nức kéo đến cửa tiệm của ông để tìm mua những món đồ lạ, không hề thấy bày bán ở nơi khác.
    Năm 1841 Tiffany và Young đã có thêm một đối tác, JL Ellis, và cửa hàng được đổi tên thành Tiffany, Young & Ellis. Vào năm 1845, cửa hàng bắt đầu bán những trang sức thật và trở thành cửa tiệm bán đồ hoàn thiện nhất thành phố lúc bấy giờ. Năm 1847, các món đồ bằng bạc được đưa vào làm sản phẩm cho cửa hàng. Ngoài các mặt hàng chủ yếu, Tiffany còn bán thêm đồng hồ, đồ trang trí, huy hiệu, nước hoa, các món đồ chăm sóc tóc và da, đồ dùng cho bữa ăn và những thứ lặt vặt khác.
    Vốn do người cộng tác mới góp vào giúp Young có thể đi Paris mua đồ và sau đó thành lập chi nhánh tại đây. Khi chế độ quân chủ Pháp bị lật đổ vào năm 1848, Young đã mua lại vương miện, một số trang sức. Sau đó ông đem trưng bày số trang sức đó và kiếm được một khoản lợi nhuận. Năm 1851, lần đầu tiên ông giới thiệu dòng bạc cao cấp với tiêu chuẩn 925/1000 tại Mỹ. Năm 1852, ông kí hợp đồng cung cấp bạc độc quyền cho John C.Moore. Năm 1853 Tiffany lên nắm quyền kiểm soát công ty và đổi tên thành Tiffany & Co.
    Trong suốt thời kì nội chiến, công ty ông trở thành nguồn cung cấp kiếm, cờ và dụng cụ dùng cho phẫu thuật, nhập khẩu súng ống, đạn dược. Trong khoảng thời gian vàng son sau đó, công ty phải đối mặt với vấn đề tìm nguồn trang sức để đáp ứng nhu cầu đang lên của khách hàng. Vào lúc bấy giờ công ty đang thống trị thị trường trang sức bạc của Mỹ. Phân xưởng Moore cũng trở thành một phần của công ty.
    Năm 1867 Tiffany đã sớm khẳng định tên tuổi của mình với toàn thế giới khi là công ty Mỹ đầu tiên đoạt giải thưởng nhà chế tác bạc đẹp nhất tại triển lãm Paris Exposition Universelle. Không lâu sau đó, nó trở thành người thiết kế trang sức cho hầu hết vua chúa Châu Âu. Các khách hàng chính của công ty là tầng lớp giàu có đang nở rộ tại Mỹ. Tiffany thỏa mãn cho tất cả bọn họ bất kể các ham muốn cầu kì hay khác thường đến thế nào. Đỉnh điểm của sự kì quái này diễn ra khi Diamond Jim Brady đặt hàng Tiffany làm cho mình chiếc bình bằng vàng nguyên kê trong phòng ngủ cho Lillian Russell với một con mắt lồi lên tại tâm đáy bình. Theo ước tính năm 1878, Tiffany nắm trong tay một lượng đá quý có trị giá 40 triệu đôla. Trong số đó có cả viên kim cương vàng 128.54 carats. Viên kim cương này hiện nay vẫn được lưu giữ tại cửa hàng của công ty đặt tại Newyork.
    Năm 1894, một nhà máy được thiết lập tại New Jersey, Forest Hill và sau đó xáp nhập bởi Neward để sản xuất đồ bạc, văn phòng phẩm và hàng hóa bằng da. Năm 1902, Chales Tiffany qua đời để lại một số lượng bất động sản ước tính khoảng 35 triệu đôla. Công ty Tiffany lúc này đã trở thành công ty lừng danh thế giới với số vốn hơn 2 triệu mỹ kim (một con số khổng lồ vào đầu thập niên 1900) và được coi là công ty kim hoàn hàng đầu ở vùng Bắc Mỹ. Ông Tiffany cũng là một trong những nhà sáng lập Hội Nghệ Thuật tại New York và cũng đóng góp rất nhiều vào việc điều hành bảo tàng viện Metropolitan Museum of Art. Louis Comfort Tiffany (1848-1922) về sau trở thành một nhà vẽ kiểu lừng danh thế giới chuyên về đồ kim hoàn, thảm, chụp đèn bằng kiếng ghép lại. Các tác phẩm của ông được cá nhân cũng như các viện bảo tàng sưu tập và trưng bày khắp nơi trên thế giới. Năm 1905 cửa hàng đã chuyển về tòa nhà góc đường đại lộ 5 được thiết kế bởi Stanford White.
    Doanh thu của Tiffany tăng từ 7 triệu năm 1914 to 17.7 triệu đôla vào năm 1919. Con số này hiếm khi đạt đến vào những thập niên 1920 giúp cho lợi nhuận của công ty giữ ở mức cao và cổ tức tăng đều đặn. Nếu mua một cổ phần vào năm 1913 là 600 đôla thì nó vẫn sẽ có cùng giá trị vào năm 1929.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...