Tiểu Luận Phân tích Chỉ Thị Kháng CHiến Kiến Quốc (quan điểm của trung ương đảng trong việc giải quyết vấn đề

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    QUAN ĐIỂM CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ DÂN CHỦ THÔNG QUA CHỈ THỊ “KHÁNG CHIẾN KIÊN QUỐC”1. Đặt vấn đề
    Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới có nhiều thay đổi to lớn. Thứ nhất uy tín và địa vị của Liên Xô, thành trì hòa bình của chủ nghĩa xã hội được nâng cao trên trường quốc tế. Bên cạnh đó phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển, trở thành một dòng thác cách mạng. Phong trào dân chủ và hòa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ. Điều này có lợi cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới.
    Ở trong nước với sự thắng lợi của cách mạng tháng tám, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới thành lập đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách hết sức nghiêm trọng. Nước ta bị các thế lực đế quốc, phản động bao vây và chống phá quyết liệt.
    Theo thoả thuận của quân Đồng minh tại Hội nghị Pốtxđam (Posdam). Với danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật. Ở phía Bắc là 20 vạn quân Quốc Dân Đảng - Trung Hoa Dân Quốc tràn vào nước ta. Ở phía Nam là quân đội Anh và Pháp. Mục tiêu của chúng là tiêu diệt Đảng ta, phá tan mặt trận Việt Minh. Đánh đổ chính quyền cách mạng lập ra chính phủ tay sai phản động làm tay sai cho chúng. Đó là chưa kể 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp một nửa của lực lượng này đang thực hiện lện của quân Anh cầm súng dọn đường cho Pháp chiếm đóng miền Nam.
    Bên cạnh đó, các tổ chức phản động "Việt quốc", "Việt cách", Đại Việt ráo riết hoạt động. Chúng dựa vào thế lực bên ngoài để chống lại cách mạng. Chúng quấy nhiễu, phá rối, cướp của, giết người, tuyên truyền, kích động một số người đi theo chúng chống lại chính quyền cách mạng và đòi cải tổ Chính phủ lâm thời và các bộ trưởng là đảng viên cộng sản phải từ chức. Chúng lập chính quyền phản động ở Móng Cái, Yên Bái, Vĩnh Yên. Chưa bao giờ trên đất nước ta có mặt nhiều thù trong, giặc ngoài như lúc này.
    Trong lúc này, lực lượng mọi mặt của nhà nước ta còn rất non yếu. Nền kinh tế thực dân để lại còn rất nghèo nàn xơ xác.Các di sản văn hóa nô dịch quá nặng nề. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chưa được các nước trên thế giới công nhận và dặt quan hệ ngoại dao. Đất nước bị bao vây từ bốn phía tình thế các mạng rơi vào thế “ nghìn cân treo sợi tóc”.
    Đảng ta từ một Đảng hoạt động bí mật trở thành Đảng cầm quyền, đứng trước sức ép của các nước đế quốc, Đảng phải rút vào hoạt động bí mật (dưới hình thức tuyên bố "Tự ý giải tán" từ ngày 11/11/1945), nhưng vẫn duy trì phương thức lãnh đạo "khôn khéo" và "kín đáo". Vì vậy, các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải có hình thức ban hành nghị quyết phù hợp, linh hoạt, bảo đảm lãnh đạo kịp thời công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền non trẻ.
    Ngày 25/11/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”. Chỉ thị là tuyên bố quan trọng của Đảng trong việc giải quyết tình hình đất nước và đề ra những nhiệm vụ mới. Chỉ thị phân tích những thay đổi căn bản về tình hình quốc tế và trong nước sau chiến tranh.
    Trên cơ sở phân tích tình hình thực tiễn TW Đảng đã đề ra những biện pháp cụ thể nhằm chống lại kẻ thù xâm lược. Đồng thời giải quyết quyền lợi cho nhân dân. Sau khi giành chính quyền. Đúng với chiến lược cách mạng Dân tộc Dân chủ nhân dân. Chỉ thị xác định: “Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của nhân dân lúc này là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân”. [4;1]Trong những nhiệm vụ đó, nhiệm vụ bao trùm là củng cố chính quyền. Để củng cố chính quyền cách mạng, phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ "kháng chiến" và "kiến quốc".
    Như vậy kháng chiến chính là chống lại đế quốc bảo vệ độc lập dân tộc. Kiến quốc chính là xây dựng nền dân chủ mới đem lại quyền lợi cho quần chúng nhân dân. Đây là mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng Việt Nam: chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
    Chỉ thị kháng chiến kiến quốc được nhiều đề tài, sách báo đề cập tới như Đại cương lịch sử việt Nam. Giáo trình lịch sử Đảng, tạp chí trên các West sai Đảng Cộng sản.vn, Tạp chí cộng sản. Trong tiểu luận này tác giả mong muốn tiếp cận tìm hiểu những mục tiêu và biện pháp nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng. Đồng thời đưa ra kết quả thực hiện chỉ thị để thấy được sự chỉ đạo kịp thời chính xác của TW Đảng đã đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...