Tiểu Luận Phân tích chi phí và nghiên cứu biện pháp hạ giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp bê tông II Bưu Điện th

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    ​Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta đang diễn ra trong tình hình kinh tế thế giới chuyển đổi nhanh tróng chưa từng thấy. Chính sự chuyển đổi này đòi hỏi các nhà doanh nghiệp nước ta phải thức thời sáng suốt, cân nhắc thận trọng nhiều hơn trên con đường đưa nền kinh tế đất nước phát triển, hội nhậ vào kinh tế khu vực và thế giới. Tối đa hoá lợi nhuận luôn là mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu từ việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp với tổng chi phí bỏ ra để các hoạt động sản xuất và kinh doanh đó. Như vậy chi phiư sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng trong công tác quản lý kinh tế của doanh nghiệp , chúng gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . doanh nghiệp phải tìm cách để tiết kiệm chi phí sản xuất và đưa ra thị trường những sản phẩm có giá thành hạ, chất lượng sản phẩm tốt. có mẫu mã phù hợp sẽ là tiền đề tích cực giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, đem lại lợi nhuận cao về cho doanh nghiệp , làm đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng tiến bộ Muốn tăng được lợi nhuận người ta phải đảm bảo tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng tổng chi phí .
    Trong thời gian thực tập tại Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện cùng với sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của cô giáo Trịnh Thị Thu Thủy cùng với sự giúp đỡ của các phòng ban của Xí nghiệp bê tông II Bưu điện đã hướng em mạnh dạn tiếp cận đề tài
    “ Phân tích chi phí và nghiên cứu biện pháp hạ giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp bê tông II Bưu điện thuộc Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện “
    Mục tiêu của đề tài là khảo sát tình hình chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất tại Xí nghiệp bê tông II Bưu điện và thông qua phân tích các chi phí ở trên rm mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần hạ gía thành sản phẩm
    Nội dung kết cấu của đồ án này của em gồm có ba phần
    Phần 1 là cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
    Phần 2 Phân tích Phân tích chi phí và kế hoạch giá thành sản xuất tại công ty vật liệu xây dựng bưu điện.
    Phần 3 Nghiên cứu một số biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm
    PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH

    1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH:
    1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh:

    Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải huy động đưa vào sử dụng nguồn nhân lực khác nhau như nhân công, vật tư, thiết bị, công cụ, mặt hàng, các dịch vụ mua ngoài . được gọi chung là chi phí hoạt động kinh doanh. Như vậy chi phí hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một kỳ kinh doanh nhất định. Vậy, chi phí sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp, vì vậy bao nó giờ cũng tính toán cho một khoảng thời gian nhất định.
    1.2. Phân loại chi phí hoạt động kinh doanh:
    Để phục vụ cho các yêu cầu quản lý khác nhau người ta tiến hành phân loại chi phí hoạt động kinh doanh theo nhiều tiêu thức khác nhau. Trên góc độ quản lý tài chính , người ta quan tâm đến nhu cầu vốn và hiệu quả sử dụng vốn, do đó trong một kỳ kế toán doanh nghiệp phải hệ thống được số liệu về chi phí theo hai cách phân loại sau.
    ỉ Cách một:
    Theo nội dung kinh tế ban đầu của chi phí : Theo cách này những chi phí có nội dung kinh tế ban đầu được xếp chung vào một loại gọi là yếu tố chi phí không kể nguồn lực đó được dùng cụ thể vào việc gì của hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo quy định có bảy yếu tố:
    - Yếu tố chi phí nguyên liệu vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, dụng cụ, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm đã được đưa vào sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực).
    - Yếu tố nhiên liệu, động lực: Gồm toàn bộ giá trị nhiên liệu động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
    - Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân viên chức.
    - Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ phản ánh số trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên chức.
    - Yếu tố khấu hao TSCĐ phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh.
    - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.
    - Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Gồm các chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tồ trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
    ỉ Cách hai:
    Theo công dụng kinh tế (Theo địa điểm phát sinh): Theo cách này những nguồn lực được sử dụng vào cùng một mục đích thì được xếp chung vào một loại gọi là khoản mục chi phí , không kể hình thái ban đầu của nguồn lực là gì. Theo quy định có năm khoản mục sau:
    - Khoản mục chi phí nguyên vật liệu TT: Gồm các chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và động lực, tiêu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ( Sau khi đã trừ đi giá trị phế liệu thu hồi ).
    - Khoản mục chi phí nhân công TT: Gồm tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương, tiền thưởng thường xuyên, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo qui định, lương phép trích trước (nếu có ) của công nhân trực tiếp sản xuất.
    - Khoản mục chi phí sản xuất chung: Là những chi phí về tổ chức và quản lý và những chi phí chung khác phát sinh ở bộ phận sản xuất ( phân xưởng, công trường, đội sản xuất .), nói cách khác, đó là những chi phí còn lại phát sinh ở bộ phận sản xuất ngoài chi phí nguyên vật liệu trả trước và chi phí nhân công trả trước.
    - Khoản mục chi phí QLDN: Là những chi phí về tổ chức và quản lý hành chính, quản lý kinh tế và những chi phí chung khác trong phạm vi toàn doanh nghiệp . Về nội dung, khoản mục này bao gồm các điều khoản sau:
    + Chi phí nhân viên quản lý:
    + Chi phí vật liệu quản lý
    + Chi phí đồ dùng văn phòng.
    + Thuế phí và lệ phí.
    + Dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
    + Chi phí dịch vụ mua ngoài.
    + Chi phí bằng tiền.
    - Chi phí bán hàng: Là những chi phí liên quan đến quá trình bán hàng về nội dung, chi phí bán hàng cũng gồm các điều khoản như chi phí sản xuất chung (chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền) nhưng không dùng cho sản xuất mà dùng cho khâu bán hàng. Ngoài ra còn bao gồm điều khoản chi phí bảo hành sản phẩm (gồm chi phí sản xuất doanh nghiệp đã bỏ ra để bảo hành hoặc số tiền doanh nghiệp đã bỏ ra để thuê bảo hành sản phẩm cho khách hàng).
    Trong năm khoản mục trên, ba khoản mục đầu là chi phí sản xuất, là cơ sở hình thành giá thành sản xuất của sản phẩm và sẽ được bù đắp khi mà những sản phẩm do chúng tạo ra bán được. Còn hai khoản mục sau là chi phí ngoài sản xuất tuy không tạo ra sản phẩm nhưng lại cần thiết cho hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào. Hiện nay, theo quy định doanh nghiệp không cần phải phân bổ hai khoản mục này cho sản phẩm sản xuất (tức không phải đưa các chi phí này vào giá thành sản phẩm) và như vậy các khoản mục chi phí này trong kỳ phát sinh bao nhiêu sẽ được bù đắp bấy nhiêu bằng lãi gộp trong kỳ. Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất dài, sản xuất theo thời vụ hoặc có doanh thu không đều đặn thì chế độ kế toán vẫn cho phép phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp bổ dần vào chi phí của nhiều kỳ.
    Cách phân loại thứ hai này cho phép kiểm tra, phân tích đánh giá được tình hình sử dụng các nguồn lực ở các khâu khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh, tính được giá thành sản phẩm, dịch vụ theo khoản mục, phân tích được cơ cấu chi phí , có cơ cấu giá thành và trên cơ sở đó đề ra được các biện pháp thiết thực phấn đấu tiết kiệm chi phí , hạ giá thành sản phẩm.
     
Đang tải...