Luận Văn Phân tích chi phí – lợi ích của Dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã còn lại thuộc huyện Thanh Trì, H

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Sự cần thiết của dự án

    Ngày nay, vấn đề nước sạch đang là vấn đề bức xúc thu hút sự quan tâm
    của tất cả các cộng đồng người trên thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát
    triển và chậm phát triển. Hầu hết các nguồn nước ngọt trên thế giới nói chung
    và ở Việt Nam nói riêng đều bị ô nhiễm ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau.
    Một báo cáo kết quả nghiên cứu năm 1993 của Uỷ ban Hành động Quốc tế
    về Dân số (PAI) của Mỹ cho biết đến năm 2025, cứ ba ngưòi thì có một người
    ở các nước sẽ sống cực ký khó khăn do căng thẳng hoặc rất khan hiếm về
    nước.
    Năm 1990, kết quả nghiên cứu về :”Nguồn nước bền vững: Dân số và
    Tương lai của nguồn cấp nước tái tạo.” cho thấy có hơn 350 triệu người sống
    ở các nước bị căng thẳng hoặc khan hiếm về nước (mỗi năm/ mỗi người được
    dưới 1700 m3
    nước).
    Số người lâm vào hoàn cảnh này sẽ tăng lên gấp 8 lần vào năm 2025 tức
    khoảng từ 2,8 tỷ đến 3,3 tỷ người tương đương khoảng gần một nửa dân số
    thế giới.
    Ta biết rằng, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm là nguồn gốc chủ yếu gây ra
    các bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khoẻ và lao động của người dân, gây ra tình
    trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, ảnh hưởng lâu dài đến các thệ hệ mai sau.
    Trước tình hình đó, Nhà nước ta đã ban hành Luật bảo vệ sức khoẻ nhân
    dân, Luật bảo vệ môi trường và nhiều văn bản pháp quy về việc cung cấp
    nước sạch cho nông thôn, miền núi, thị trấn, thị xã; việc bảo về các nguồn
    nước, các hệ thống cấp nước, thoát nước, các công trình vệ sinh và thực hiện
    các quy định về vệ sinh công cộng ở nhiều địa phương còn bị hạn chế. Nhiều
    vùng nông thôn còn rất khó khăn về nước uống và nước sinh hoạt. Nguồn
    nước mặt trong kênh, rạch, ao, hồ ở nhiều nơi bị ô nhiễm nặng nề. Nguồn
    nước ngầm tại không ít giếngkhoan cũng bị mặn hoá, phèn hoá, trữ lượng
    nước bị cạn kiệt do bị khai thác quá mức.
    Huyện Thanh Trì là một huyện cực Nam của thành phố Hà Nội, là vùng đất
    trũng, lượng mưa trung bình trong năm là 1600-1800 mm. Thanh Trì có nhiều
    con sông lớn nhỏ chảy qua như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Kim Ngưu.
    Trong những năm gần đây Thanh Trì đã và đang có những bước nhảy lớn, tốc
    độ đô thị hóa nhanh chóng. Tốc độ gia tăng dân số cũng khá cao. Khu công
    nghiệp Vĩnh Tuy,các nhà máy công nghiệp như công nghiệp hoá chất, xi
    măng , khu nghĩa trang Văn Điển và các hoạt động kinh tế, sinh hoạt khác
    đang làm cho chất lượng nước ngọt của Huyện Thanh Trì bị suy giảm nghiêm
    trọng. Mặt khác vì là một thành phố ở phía Nam của Thủ đô, do đặc điểm tự
    nhiên, Thanh Trì phải gánh chịu nhiều nguồn ô nhiễm của Thủ đô như nước
    thải, khí thải
    Vì vậy, trong nhiều năm qua các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến Thành
    phố đều quan tâm giải quyết nguồn nước sạch cho nhân dân Thanh Trì.
    Trong một thời gian dài, Chương trình nước sinh hoạt nông thôn với sự tài
    trợ của UNICEF đã khoan cho nông dân hàng nghìn giếng khoan lắp bơm tay.
    Tuy nhiên rất nhiều trong số đó đã không còn hoạt động nữa do kỹ thuật. Mặt
    khác, nghiên cứu của các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng loại hình giếng khoan
    tay này là một tác nhân gây phá huỷ môi trường rất mạnh, vì do đa số chúng
    không được xử lý kỹ thuật tốt – chúng là con đường dẫn nước chất lượng xấu
    ở bên trên xâm nhập xuống tầng nước chính bên dưới, gây phá huỷ chất lượng
    nước các tầng sâu.
    Chính vì tình trạng ấy mà trong những năm gần đây, Trung ương và Thành
    phố cũng không khuyến khích phát triển mô hình cấp nước cho hộ gia đình
    bằng các giếng khoan tay nữa. Việc cấp nước sinh hoạt cho công dân ngoại
    thành được thực hiện bằng mô hình “hệ thống cấp nước tập trung”, còn được
    gọi là nhà máy nước mini.
    Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, đến nay, toàn huyện Thanh Trì đã xây
    dựng được hệ thống cấp nước tập trung, không kể nhà máy nước Văn Điển,
    với tổng công suất là 7900 m3
    /ng.đ. Các hệ thống này đã giải quyết được một
    phần nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân trong huyện.
    Tuy nhiên, so với dân số hơn 222.598 người thì lượng nước đó vẫn còn
    thiếu nhiều. Vẫn còn 8 xã “trắng” chưa có hệ thống cấp nước. Với những xã
    đông dân thì một nhà máy mini là không đủ.
    Để giải quyết nhu cầu nước sạch cho nhân dân huyện Thanh Trì thì trong
    tương lai cần có 13 nhà máy nước mini các quy mô khác nhau nữa.
    Như vậy dự án cấp nước sinh hoạt cho 8 xã còn lại của huyện Thanh Trì
    trong giai đoạn tới là hết sức cần thiết.
    Qua qúa trình thực tập và nghiên cứu dự án cấp nước sinh hoạt cho một số
    xã thuộc huyện Thanh Trì, tôi thấy được vai trò quan trọng và tính cấp thiết
    trong việc phân tích chi phí – lợi ích của dự án này. Vì vậy, tôi xin được
    nghiên cứu đề tài :
    Phân tích chi phí – lợi ích của Dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã
    còn lại thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội
    ”.
    2. Mục tiêu của dự án:
    Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực về mặt môi trường trong quá trình
    xây dựng mới các nhà máy nước, tôi thấy việc cần thiết phải có sự xem xét,
    phân tích, đánh giá cụ thể, chi tiết về mặt kinh tế và môi trường nhằm mục
    tiêu phát triển bền vững của huyện Thanh Trì.
    Từ đó nhằm làm rõ tính khả thi, hiệu quả của dự án, đồng thời đưa ra một
    vài giải pháp với mục đích làm tăng tính hiệu quả và khả thi của dự án.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...