Luận Văn Phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty TNHH Thương mại Đức Hà

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 20/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty TNHH Thương mại Đức Hà


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1.Tính cấp thiết của đề tài
    Mục tiêu cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, tuy nhiên không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng đạt được mục tiêu đó. Khác với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước kia – nơi được kế hoạch hóa và cân đối toàn bộ nền kinh tế quốc dân, ngày nay, các doanh nghiệp đang hoạt động trong cơ chế thị trường chịu sự tác động của các quy luật thị trường, bất cứ một sai lầm nào đều có thể dẫn đến hậu quả khó lường, thậm chí là phá sản. Do đó, việc ra quyết định đúng đắn là vô cùng cần thiết và trách nhiệm này thuộc về các nhà quản trị. Các nhà quản trị sẽ tổ chức, phối hợp, ra quyết định và kiểm soát mọi hoạt động trong doanh nghiệp, nhằm mục tiêu chỉ đạo, hướng dẫn để doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao nhất bằng cách phân tích, đánh giá và đề ra những dự án chiến lược cho tương lai.
    Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ kế hoạch hóa và quản lý hữu dụng. Qua việc phân tích này, các nhà quản trị sẽ biết ảnh hưởng của từng yếu tố như giá cả, sản lượng, cơ cấu mặt hàng và đặc biệt là ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận doanh nghiệp như thế nào, đã, đang và sẽ làm tăng hay giảm lợi nhuận của doanh nghiệp ra sao. Ngoài ra thông qua việc phân tích dựa trên những số liệu mang tính dự báo sẽ phục vụ cho các nhà quản trị trong lĩnh vực điều hành hiện tại và cả hoạch định kế hoạch trong tương lại. Từ đó cho phép nhà quản trị đi đến nhiều quyết định quan trọng như: Chọn lựa dây truyền sản xuất, xác định giá bán sản phẩm dịch vụ, tìm kiếm và xây dựng thị trường tiêu thụ, lựa chọn nguyên vật liệu thích hợp, tiết kiệm và hiệu quả nhất.
    Với những đặc điểm trên việc vận dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào mỗi doanh nghiệp là vô cùng cần thiết, tuy nhiên việc vận dụng nó là một vấn đề còn khá mới mẻ ở nước ta hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty TNHH Thương mại Đức Hà”.

    MỤC LỤC

    PHẦN I 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2.Mục tiêu của đề tài 2
    1.2.1. Mục tiêu chung 2
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
    1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3

    PHẦN II 4
    CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
    2.1.Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận 4
    2.1.1. Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận 4
    2.1.2. Mục đích phân tích CVP 4
    2.1.3. Vận dụng phân tích CVP trong kinh doanh 5
    2.2. Báo cáo kết quả theo LĐG 5
    2.3. Các tính toán liên quan đến phân tích CVP 8
    2.3.1.Chi phí sản xuất kinh doanh 8
    2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh khối lượng 12
    2.3.2.1. Doanh thu 12
    2.3.2.2. Sản phẩm 12
    2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận 12
    2.4. Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích CVP 13
    2.4.1. LĐG 13
    2.4.2. Tỷ lệ LĐG 15
    2.4.3. Đòn bẩy hoạt động kinh doanh 16
    2.5. Phân tích điểm hòa vốn 18
    2.5.1. Khái niệm điểm hòa vốn 18
    2.5.2. Phương pháp xác định điểm hòa vốn 19
    2.5.2.1. Phương pháp đại số 19
    2.5.2.2. Phương pháp đồ thị 24
    2.6. Hạn chế của phương pháp phân tích CVP 26

    PHẦN III 27
    ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
    3.1. Đặc điểm chung của công ty TNHH Thương mại Đức Hà 27
    3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 27
    3.1.2. Mô hình tổ chức quản lý của công ty 28
    3.1.2.1. Đặc điểm tổ chức kinh doanh 28
    3.1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý 28
    3.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 30
    3.1.3.1.Đặc điểm bộ máy kế toán 30
    3.1.3.2. Hình thức kế toán sử dụng 31
    3.1.4. Tình hình lao động 33
    3.1.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn 34
    3.1.6. Tình hình sản xuất kinh doanh 36
    3.2. Phương pháp nghiên cứu 38

    PHẦN IV 40
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
    4.1. Các yếu tố CVP 40
    4.1.1.Xác định chỉ tiêu phản ánh khối lượng 40
    4.1.2. Các tính toán và phân loại chi phí 41
    4.1.2.1. Chi phí nhân công 41
    4.1.2.2. Giá mua xe tại nhà máy sản xuất và lắp ráp 43
    4.1.2.3. Chi phí khấu hao tài sản cố định 44
    (Nguồn: Phòng kế toán) 45
    4.1.2.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 45
    (Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán) 46
    4.1.2.5. Chi phí trả lãi vay ngân hàng và chi phí bằng tiền khác 46
    4.1.2.6. Chi phí thuê văn phòng, thuê kho 46
    4.1.2.7. Chi phí vận chuyển hàng hóa 47
    4.1.2.8. Phân bổ chi phí, tính giá thành sản phẩm 48
    4.2. Phân tích điểm hòa vốn 49
    4.2.1. Lãi đóng góp 49
    4.2.2.Tỷ lệ lãi đóng góp 50
    4.2.3. Đòn bẩy kinh doanh 52
    4.2.4. Xác định điểm hòa vốn 52
    4.2.4.1. Phương pháp đại số 52
    4.2.4.2. Phương pháp đồ thị 57
    Đồ thị dạng phân biệt 59
    4.3. Phân tích các quyết định làm tăng lợi nhuận 60
    4.3.1. Dự toán mức hoạt động theo kế hoạch lợi nhuận 60
    4.3.2. Thay đổi định phí và doanh thu 61
    4.3.3. Thay đổi biến phí và doanh thu 62
    4.3.4. Thay đổi định phí, biến phí và doanh thu 63
    4.3.5. Quyết định khung giá bán của sản phẩm 64
    4.4. Một số biện pháp nhằm vận dụng tốt hơn phương pháp phân tích CVP vào công ty 64

    PHẦN V 66
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
    5.1. Kết luận 66
    5.2. Kiến nghị 66
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...