Luận Văn Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết, ý nghĩa của đề tài
    Đất nước ta sau một thời gian dài nỗ lực đã có những bước tiến đáng kể trong
    công cuộc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường
    sôi động. Kể từ đó, hàng loạt các doanh nghiệp ra đời, tạo ra công ăn việc làm cho
    hàng triệu lao động, đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.
    Một doanh nghiệp muốn đi vào hoạt động, muốn tiến từng bước vững chắc
    trên thị trường, muốn tạo ra tăng trưởng thì yếu tố không thể thiếu là vốn. Doanh
    nghiệp cần phải có đủ vốn để đảm bảo các xây dựng cần thiết, máy móc và thiết bị,
    mua nguyên vật liệu, đáp ứng các chi phí quảng cáo, tiêu thụ, trả lương cho nhân
    công và trang trải cho vô số các loại chi phí phát sinh khác. Như vậy có thể nói, vốn
    là máu của doanh nghiệp, là điều kiện tiên quyết không thể thiếu cho mỗi doanh
    nghiệp.
    Có hai nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động, đó là vốn tự có và vốn đi
    vay.
    Tuy nhiên, nếu ở thời điểm 30 năm trở về trước, doanh nghiệp hoạt động dưới
    sự bảo trợ của Nhà nước, mọi nhu cầu về vốn đều được Nhà nước chu cấp. Còn
    trong bối cảnh ngày nay với những chuyển biến không ngừng và áp lực cạnh tranh
    mạnh mẽ, doanh nghiệp phải tự đối mặt với những nhu cầu vốn phát sinh, những
    khó khăn cũng như rủi ro trong việc huy động và sử dụng vốn. Một trong những vấn
    đề làm đau đầu các nhà quản trị doanh nghiệp là cơ cấu vốn của doanh nghiệp như
    thế nào, vốn chủ sở hữu bao nhiêu, vay ngân hàng bao nhiêu, phát hành trái phiếu
    hay huy động vốn qua thị trường chứng khoán .v.v.
    Hiện nay, do khó khăn chung, hiện trạng thiếu vốn là rất phổ biến, nguồn vốn
    của hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ -thành phần chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Việt Nam, luôn ở trong tình trạng
    thiếu hụt, quá nhỏ bé so với nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoặc được sử dụng
    không triệt để, không thu được lợi ích tối ưu Từ đó tạo áp lực không nhỏ cho quá
    trình hoạt động sản xuất, phát triển của doanh nghiệp.
    2
    Hiểu được vấn đề này, trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Thủy sản
    584 Nha Trang, được sự tư vấn và giúp đỡ của bộ phận Kế toán – Tài chính và sự
    hướng dẫn nhiệt tình của Cô Phan Thị Lệ Thúy, giảng viên khoa Kế toán – Tài
    chính trường Đại học Nha Trang, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Phân tích cấu trúc
    vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang” để thực
    hiện luận văn tốt nghiệp.
    Nội dung của đề tài gồm 3 phần chính:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận về cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn
    - Chương 2: Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ
    phần Thủy sản 584 Nha Trang
    - Chương 3: Một số giải pháp để tối ưu hóa cấu trúc vốn và giảm chi phí sử
    dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang
    Mặc dù chọn đề tài không quá đặc biệt, mới mẻ, hơn nữa kiến thức bản thân
    em còn hạn hẹp, nhiều thiếu sót, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ
    Công ty và giáo viên hướng dẫn, em rất mong quý thầy cô xem xét, đóng góp ý kiến
    để đề tài luận văn này được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn hơn.
    2. Mục đích của đề tài
    Đề tài được thực hiện nhằm vận dụng lý luận vào thực tiễn, giúp công ty tìm ra
    giải pháp về cấu trúc vốn tối ưu, đồng thời tìm hiểu các phương pháp tối thiểu hóa
    chi phí sử dụng vốn, tạo tiền đề cho việc nâng cao lợi nhuận từ các hoạt động của
    công ty.
    3. Đối tượng của đề tài
    Đề tài nghiên cứu về cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn, tác động của chúng
    tới hoạt động của công ty, làm thế nào để xác định cấu trúc vốn tối ưu và giảm thiểu
    chi phí sử dụng vốn.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang, đại diện
    cho bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ - chiếm tỷ lệ lớn trong cấu trúc nền kinh tế
    3
    Việt Nam hiện nay. Công ty kinh doanh, chế biến thực phẩm từ thủy hải sản cũng là
    đặc thù sản xuất kinh doanh của tỉnh Khánh Hòa.
    Thời gian nghiên cứu: Sử dụng các số liệu kinh doanh từ năm 2009 đến năm
    2011.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Về mặt lý luận: Luận văn góp phần vào lý luận của việc xây dựng cấu trúc
    vốn, chi phí sử dụng vốn.
    - Về mặt thực tiễn: Luận văn đã đưa ra giải pháp để xây dựng được cơ cấu vốn
    tối ưu cho Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang và chúng ta có thể vận dụng
    phương pháp này cho các công ty cổ phần hiện nay ở Việt Nam nói chung và Khánh
    Hòa nói riêng.
    4
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ
    DỤNG VỐN
    1.1 Tổng quan về cấu trúc vốn
    1.1.1 Khái niệm
    Cấu trúc vốn là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp
    hình thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương
    tiện vật chất và hoạt động kinh doanh.
    Cấu trúc vốn xuất phát từ cấu trúc của bảng cân đối kế toán. Trong bảng cân
    đối kế toán, cấu trúc vốn cần chỉ ra được phần nào của tổng tài sản doanh nghiệp
    hình thành từ vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận của chủ sở hữu được giữ lại đầu
    tư cho hoạt động doanh nghiệp và phần nào hình thành từ các nguồn có tính chất
    công nợ (thông qua các khoản nợ khác nhau).
    Từ đó, cấu trúc vốn của doanh nghiệp được định nghĩa như là sự kết hợp giữa
    nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn và vốn cổ phần mà doanh nghiệp có thể huy
    động để tài trợ cho các dự án đầu tư.
    1.1.2 Vai trò
    Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp
    không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới
    doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định
    này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh.
    Cấu trúc vốn liên quan tới việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của doanh
    nghiệp. Tài trợ bằng vốn vay nợ tạo ra “tấm chắn thuế” cho doanh nghiệp; gánh
    nặng nợ, mặt khác, tạo áp lực với doanh nghiệp. Chi phí vay nợ có tác động đáng kể
    tới vận hành kinh doanh, thậm chí, dẫn tới đóng cửa doanh nghiệp. Tài trợ từ vốn
    góp cổ phần không gây ra gánh nặng nợ, tuy nhiên, các cổ đông có thể can thiệp vào
    hoạt động điều hành doanh nghiệp. Sự kỳ vọng cao vào hiệu quả sản xuất kinh
    doanh của các nhà đầu tư cũng tạo sức ép đáng kể cho đội ngũ quản lý doanh
    nghiệp.
    5
    Cấu trúc vốn có quan hệ gần gũi với một khái niệm khác của tài chính là lãi
    suất. Do việc tính toán tài chính có quan điểm coi mức rủi ro giữa vốn chủ sở hữu
    và vốn vay khác nhau, tỉ lệ nguồn hình thành trong cấu trúc vốn sẽ làm thay đổi
    nhận thức của giới đầu tư về mức rủi ro của một doanh nghiệp. Chẳng hạn một
    doanh nghiệp có quá ít vốn chủ sở hữu và quá nhiều vốn vay thì rủi ro thường sẽ
    cao hơn nhiều do giới kinh doanh nhận định rằng sức ép chi trả các trách nhiệm tài
    chính có thể có tác động tiêu cực lên các quyết định quản lý của ban giám đốc và
    tình trạng tài chính của doanh nghiệp.
    1.1.3 Các nhân tố cấu thành cấu trúc vốn
    1.1.3.1 Nguồn vốn vay
    Trong nền kinh tế thị trường, hầu như không doanh nghiệp nào có thể hoạt
    động sản xuất kinh doanh chỉ với nguồn vốn tự có. Vốn hoạt động của doanh
    nghiệp được huy động từ nhiều nguồn, trong đó nguồn vốn vay chiếm tỷ lệ tương
    đối đáng kể.
    Nguồn vốn vay là nguồn vốn được tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp và doanh
    nghiệp phải trả các khoản vay đúng thời hạn cam kết, đồng thời phải trả lãi vay theo
    mức lãi suất thỏa thuận. Nguồn vốn vay mang ý nghĩa quan trọng đối với việc mở
    rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó giúp doanh
    nghiệp giải quyết nhu cầu vốn hoạt động, dễ dàng tiếp cận hơn tới các công nghệ kỹ
    thuật mới, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, cải
    tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
    Trong cấu trúc vốn, ta chỉ xét tới nguồn vốn vay trung và dài hạn. Nguồn vốn
    vay này có thể được huy động từ các tổ chức tài chính, các ngân hàng, hoặc thông
    qua hình thức phát hành trái phiếu.
    Việc doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay này nhiều hay ít còn phụ thuộc vào
    loại hình doanh nghiệp, loại hình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đang ở chu kỳ
    sản xuất nào
    1.1.3.2 Nguồn vốn chủ sở hữu
    6
    Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn đầu tiên mà doanh nghiệp huy động được.
    Một doanh nghiệp muốn đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có vốn điều
    lệ (vốn góp nếu là doanh nghiệp cổ phần, hoặc vốn do Nhà nước cấp nếu đó là
    doanh nghiệp Nhà nước).
    Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản nợ phản ánh tình hình tự chủ
    về tài chính của doanh nghiệp.
    Như vậy, nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu có những điểm khác biệt
    như sau:
     Nguồn vốn vay:
    - Không phải từ chủ sở hữu doanh nghiệp;
    - Phải trả lãi cho các khoản tiền vay;
    - Mức lãi suất cho các khoản vay thường ổn đinh, được thỏa thuận khi vay;
    - Doanh nghiệp phải hoàn trả nợ khi đáo hạn;
    - Doanh nghiệp có thể thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh khi vay nợ;
     Nguồn vốn chủ sở hữu:
    - Do các chủ sở hữu của doanh nghiệp tự đóng góp;
    - Chỉ chia lợi tức cho các chủ sở hữu nếu doanh nghiệp có lợi nhuận;
    - Lợi tức chia cho các chủ sở hữu doanh nghiệp tùy theo quyết định của hội
    đồng quản trị và tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp;
    - Doanh nghiệp không phải hoàn trả tiền vốn cho chủ sở hữu, trừ trường hợp
    doanh nghiệp bị phá sản;
    - Doanh nghiệp không cần thế chấp khi huy động vốn.
    1.1.4 Cấu trúc vốn tối ưu
    Cấu trúc vốn tối ưu là sự kết hợp giữa nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi, cổ phần
    thường, cho phép tối đa hóa thu nhập của chủ sở hữu, tối thiểu hóa rủi ro và tối
    thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp. Vớ i một cấu trúc vốn có
    chi phí sử dụng vốn bình quân được tối thiểu hóa, tổng giá trị các chứng khoán của
    7
    doanh nghiệp, giá trị của doanh nghiệp sẽ được tối đa hóa. Do đó, cấu trúc vốn có
    chi phí sử dụng vốn tối thiểu được gọi là cấu trúc vốn tối ưu.
    Một doanh nghiệp có thể có cấu trúc vốn tối ưu bằng cách sử dụng đòn bẩy tài
    chính phù hợp, như vậy có thể hạ thấp chi phí sử dụng vốn thông qua việc gia tăng
    sử dụng nợ (vì khi sử dụng nợ doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi ích từ tấm chắn
    thuế).
    Tuy nhiên khi tỷ lệ nợ gia tăng thì rủi ro cũng gia tăng do đó nhà đầu tư sẽ yêu
    cầu mức sinh lợi cao hơn (r
    e
    ). Mặc dù vậy sự gia tăng r
    e
    lúc đầu cũng không hoàn
    toàn xóa sạch lợi ích của việc sử dụng nợ như là một nguồn vốn rẻ hơn, cho đến khi
    nhà đầu tư tiếp tục gia tăng lợi nhuận đòi hỏi, khiến cho lợi ích của việc sử dụng nợ
    không còn nữa. Tình hình này được mô tả ở đồ thị (xem hình 1.1).
    (Hình 1.1)
    Nhìn vào đồ thị ta thấy rằng lúc đầu r
    e
    tăng khi tỷ lệ đòn bẩy gia tăng trong khi
    chi phí sử dụng nợ vay r
    d
    không đổi và do hưởng được lợi ích từ tấm chắn thuế khi
    gia tăng sử dụng nợ nên chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) giảm.
    Nhưng khi đòn bẩy tài chính gia tăng đến điểm X nào đó thì WACC tăng lên,
    do rủi ro tăng lên khiến cho r
    e
    và r
    d
    cùng tăng lên. Như vậy tại điểm X là điểm có
    chi phí sử dụng vốn thấp nhất, hay tại đó doanh nghiệp có cấu trúc vốn tối ưu.
    1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn tối ưu :


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. TS Lê Thị Xuân, Ths. Nguyễn Xuân Quang, Phân tích tài chính doanh
    nghiệp, Học viện Tài chính, NXB Thống Kê, năm 2010.
    2. TS Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Kinh tế TP
    Hồ Chí Minh, NXB Thống Kê, năm 2008.
    3. PTS Nguyễn Năng Phúc, Phân tích kinh tế doanh nghiệp, NXB Tài chính,
    năm 2003.
    4. PTS Nguyễn Năng Phúc, Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
    nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống Kê, năm 2009.
    5. Ths. Nguyễn Tấn Bình, Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Đại học
    Quốc gia TP Hồ Chí Minh, năm 2001.
    6. Ths. Phạm Thị Phương Uyên, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Trường
    Đại học Nha Trang, năm 2011.
    7. Trang web: www.saga.vn
    8. Trang web: www.***********
    9. Trang web: www.584nhatrang.vn
    10. Trang web: http://ntu.edu.vn/bomon/taichinh/
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...