Luận Văn Phân tích cấu trúc thị trường trái cây tỉnh Tiền Giang

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/8/14.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU

    ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia đứng hàng thứ 5 trong top các nước xuất khẩu rau quả trên thế giới. Theo đánh giá của Hiệp Hội rau quả Việt Nam, ngành rau quả tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 20%, trong đó, ngành trái cây của Việt Nam cũng có nhiều sự phát triển, đổi mới trong những năm gần đây. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này vẫn chưa thể nói lên điều gì, bởi vì khối lượng gần như dậm chân tại chỗ, nhưng theo nhận định của TS. Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện cây ăn quả miền Nam (Bộ NN&PTNT) cho biết, do nhu cầu tiêu thụ trái cây nhiệt đới trên thế giới còn lớn, nên trái cây Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để phát triển, đặc biệt là các loại trái cây đặc sản của Việt Nam. Trong cả nước, vùng Nam Bộ được xem là vùng trọng điểm của sản xuất lúa gạo và thủy sản, không những thế nơi đây còn được xem là vựa cây ăn trái của cả nước, với tổng diện tích hơn 408.000ha. Theo Cục Trồng trọt, diện tích trái cây đặc sản ở Nam Bộ được các địa phương quy hoạch hơn 146.000ha, chiếm 36% diện tích cây ăn trái toàn vùng, bao gồm 14 loại: cây có múi (bưởi, quýt hồng, cam, chanh), xoài, nhãn, sầu riêng, chôm chôm, thanh long, vú sữa, măng cụt, dâu, khóm, mãng cầu, nho, táo và chuối Sản xuất cây ăn trái ở khu vực này đã có bước tăng trưởng khá nhanh cả về diện tích và sản lượng nhưng so với tiềm năng sẵn có thì chuỗi sản xuất, xuất khẩu trái cây tại đây vẫn còn manh mún và kém hiệu quả. Theo TS. Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết các nông dân trồng trái cây ở vùng Nam Bộ gần như có thể đáp ứng hầu hết các yêu cầu của thị trường trong suốt năm. Ở Nam bộ có nhiều điều kiện thuận lợi như đất đai, khí hậu cho sản xuất trái cây đặc biệt là rất thích hợp cho sự phát triển của các loại trái cây nhiệt đới.
    Tiền Giang, một trong những tỉnh được mệnh danh là vương quốc trái cây, mặc dù ở gần các tỉnh và thành phố lớn nên có thị trường tiêu thụ rất rộng lớn, nhưng quy mô sản xuất ở tỉnh này còn khá nhỏ lẻ và manh mún, thiếu sự liên kết giữa các nông hộ sản xuất trái cây để thống nhất với những quy trình và đầu tư
    đồng bộ, cũng như chưa tổ chức được một hệ thống tiêu thụ chuyên nghiệp Tình trạng này khiến cho việc sản xuất cây ăn trái của tỉnh tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặc dù có cơ hội rất lớn, nhưng sản phẩm trái cây đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức như việc sản xuất manh mún, chất lượng trái cây không đồng đều, chưa thể cơ giới hóa trong sản xuất, lại chưa có thương hiệu nổi tiếng và đặc biệt là sản phẩm phải qua nhiều khâu trung gian mới tới được tay của người tiêu dùng. Qua đó cho thấy hệ thống sản xuất và kênh phân phối còn tồn đọng một số điểm yếu. Bên cạnh đó, sự thiếu kiến thức về thông tin thị trường và khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng gây khó khăn cho các tác nhân tham gia. Chính vì thế, cần phải gắn kết với các kênh phân phối bán lẻ khu vực, địa phương lại với nhau, để xem đó là một phương tiện để cho trái cây Việt Nam xâm nhập vào thị trường toàn cầu. Theo ông John Hey, Tổng biên tập tạp chí Trái cây Châu Á, là một thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), cần tận dụng hệ thống phân phối của họ để đưa trái cây Việt Nam đến tay của người tiêu dùng nhanh nhất có thể. Do đó, để hiểu biết rõ về cấu trúc thị trường và hệ thống phân phối của trái cây, cần có những nghiên cứu nhằm giúp tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống phân phối trái cây hay đưa ra một mô hình giúp hoàn thiện hệ thống phân phối trái cây của tỉnh nhà. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện như nghiên cứu của các tác giả (2005) Nguyễn Phạm Thanh Nam, Trương Chí Tiến, Lưu Thanh Đức Hải Phân tích cấu trúc thị trường và kênh tiêu thụ sản phẩm cam ở vùng ĐBSCL – Việt Nam, và một số nghiên cứu có liên quan đến phân tích cấu trúc thị trường của sản phẩm như nghiên cứu của Lưu Tiến Thuận và Thanh Đức Hải về Cấu trúc thị trường và phân tích kênh phân phối: Trường hợp sản phẩm heo tại ĐBSCL – Việt Nam, nghiên cứu của Thái Văn Đạ, Lưu Tiến Thuận, Lưu Thanh Đức Hải về Phân tích cấu trúc thị trường và kênh marketing: Trường hợp cá tra, basa tại ĐBSCL – Việt Nam, . Với mục tiêu là tìm hiểu hệ thống kênh phân phối của trái cây ở tỉnh Tiền Giang, để qua đó biết được vai trò của các tác nhân trong hệ thống phân phối sản phẩm trái cây nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân tham gia. Chính vì thế, tác giả đã chọn đề tài: “Phân tích cấu trúc thị trường trái cây tỉnh Tiền Giang” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...