Tiểu Luận Phân tích cấu trúc tài chính CTCP Kinh Đô

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục A. TỔNG QUAN VỀ CTCP KINH ĐÔ 4
    I. Sự hình thành và phát triển. 4
    II. Các ngành nghề kinh doanh. 5
    III. Định hướng phát triển trong thời gian tới 5
    B. NỘI DUNG PHÂN TÍCH 6
    I. Phân tích cơ cấu nguồn vốn. 6
    1.1. Một số vấn đề cần làm rõ. 6
    1.2. Đánh giá khái quát 7
    1.3. Phân tích cụ thể. 8
    1.4. So sánh với các công ty khác và số liệu chung của ngành. 11
    1.4.1. So sánh với các công ty khác. 11
    1.4.2. So sánh với số liệu chung của ngành. 12
    II. Phân tích cơ cấu tài sản. 13
    2.1. Đánh giá khái quát 13
    2.2. Phân tích chi tiết 14
    2.3. So sánh với các công ty khác và số liệu chung của ngành. 17
    2.3.1. So sánh với các công ty khác. 17
    2.3.2. So sánh với số liệu chung của ngành. 19
    III. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. 19
    3.1. Theo quan điểm luân chuyển vốn. 19
    3.2. Theo tính ổn định của nguồn tài trợ. 20
    C. TỔNG KẾT 21
    D. TÀI LIỆU BỔ SUNG 22
    I. Giá trị thương hiệu “Kinh Đô”. 22
    II. Tài liệu sử dụng. 23
    2.1. Báo cáo tài chính của công ty Kinh Đô. 23
    2.2. Báo cáo tài chính của công ty Hải Hà. 23
    2.3. Báo cáo tài chính của công ty Bibica. 23
    2.4. Số liệu chung của ngành thực phẩm 23

    A. TỔNG QUAN VỀ CTCP KINH ĐÔ I. Sự hình thành và phát triển Công ty cổ phần Kinh Đô tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô, được thành lập năm 1993 theo Quyết định số 216 GP-UB ngày 27/02/1993 của Chủ tịch UBND Tp.HCM cấp và Giấy phép kinh doanh số 048307 Trọng tài Kinh tế Tp.HCM cấp ngày 02/03/1993. Trải qua 17 năm hình thành và phát triển, đến nay Kinh Đô đã trở thành một hệ thống các công ty trong ngành thực phẩm gồm: bánh kẹo, nước giải khát, kem và các sản phẩm từ sữa.
    Từ quy mô chỉ có 70 cán bộ công nhân viên khi mới thành lập đến nay Kinh Đô đã có tổng số nhân viên là 7.741 người. Tổng vốn điều lệ của Kinh Đô Group là 3.483,1 tỷ đồng. Tổng doanh thu đạt 3.471,5 tỷ đồng trong đó doanh thu ngành thực phẩm chiếm 99.2%, tổng lợi nhuận đạt 756,1 tỷ đồng.
    Các sản phẩm mang thương hiệu Kinh Đô đã có mặt rộng khắp các tỉnh thành thông qua hệ thống phân phối đa dạng trên toàn quốc gồm hơn 600 nhà phân phối, 31 Kinh Đô Bakery và 200.000 điểm bán lẻ cũng như các thống phân phối nhượng quyền với tốc độ tăng trưởng 30%/năm. Thị trường xuất khẩu của Kinh Đô phát triển rộng khắp qua 35 nước, đặc biệt chinh phục các khách hàng khó tính nhất như Nhật, Mỹ, Pháp, Đức, Singapore .
    Đặc biệt năm 2010, Kinh Đô đã tiến hành việc sáp nhập Công ty CBTP Kinh Đô Miền Bắc (NKD) và Công ty Ki Do vào Công ty Cổ Phần Kinh Đô (KDC). Định hướng của Kinh Đô là thông qua công cụ M&A, sẽ mở rộng quy mô ngành hàng thực phẩm với tham vọng là sẽ trở thành một tập đoàn thực phẩm có quy mô hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn có vị thế trong khu vực Đông Nam Á.

    Song song đó, với việc định hướng phát triển để trở thành một tập đoàn đa ngành, Kinh Đô cũng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư kinh doanh bất động sản, tài chính và phát triển hệ thống bán lẻ. Theo đó, các lĩnh vực có mối tương quan hỗ trợ cho nhau, Công ty mẹ giữ vai trò chuyên về đầu tư tài chính, các công ty con hoạt động theo từng lĩnh vực với các ngành nghề cụ thể theo hướng phát triển chung của Tập Đoàn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...