Luận Văn Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông lâm nghiệp và du lịch huyện

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lãnh thổ huyện Sa Pa, nơi có đỉnh Fanxipăng 3143,5m cao nhất
    Đông Dương nằm trong lớp cảnh quan núi Hoàng Liên Sơn thuộc hệ
    cảnh quan (CQ) Việt Nam nhiệt đới-gió mùa, đặc trưng bởi các CQ núi
    cao rất độc đáo, đa dạng về tự
    nhiên và nhân văn. Đây cũng là
    một lãnh thổ giầu tiềm năng phát
    triển nông lâm nghiệp á nhiệt đới,
    một trong hai mươi điểm du lịch
    đẹp nhất Việt Nam, nơi có các CQ
    rừng kín thường xanh hỗn giao
    cây lá rộng lá kim lạnh ẩm với độ đa dạng sinh học cao được bảo tồn
    trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Tuy nhiên, từ khi được người Pháp
    phát hiện cho đến nay, việc khai thác tài nguyên của Sa Pa còn thiếu
    đồng bộ do chưa có cơ sở khoa học chắc chắn, không đáp ứng được các
    tiêu chí của phát triển bền vững. Với những tiềm năng và thực trạng đó,
    nghiên cứu sử dụng hợp lý lãnh thổ nông lâm nghiệp, du lịch trở nên
    cấp thiết trong giai đoạn phát triển hiện nay đối với huyện Sa Pa.
    Mục tiêu của luận án là "Xác lập những cơ sở khoa học cho sử
    dụng hợp lý tài nguyên phục vụ phát triển bền vững (PTBV) ngành
    nông, lâm nghiệp và du lịch trên cơ sở nghiên cứu quy luật hình thành
    cấu trúc sinh thái cảnh quan lãnh thổ huyện Sa Pa".
    Để thực hiện mục tiêu, năm nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra:
    1. Tổng quan các hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan (STCQ)
    và xây dựng luận điểm STCQ nhiệt đới-gió mùa phù hợp với mục tiêu
    sử dụng hợp lý CQ nông, lâm nghiệp và du lịch huyện Sa Pa.
    2. Phân tích mối quan hệ của ba hợp phần sinh thái cảnh-quần
    xã sinh vật-cộng đồng cư dân trong cấu trúc STCQ lãnh thổ Sa Pa.
    Khu vực nghiên cứu
    2
    3. Nghiên cứu diễn thế sinh thái của các CQ điển hình làm cơ sở
    nhận biết tính biến động về tài nguyên và môi trường.
    4. Xây dựng một số bài toán địa lý định lượng và mô hình hóa
    GIS để đánh giá CQ.
    5. Đề xuất định hướng tổ chức không gian phát triển nông, lâm
    nghiệp và du lịch phù hợp với cấu trúc STCQ lãnh thổ huyện Sa Pa.
    Những luận điểm bảo vệ:
    - Luận điểm 1: Nằm trong hệ CQ nhiệt đới-gió mùa Việt Nam
    và lớp CQ núi Hoàng Liên Sơn, cấu trúc STCQ lãnh thổ Sa Pa được
    đặc thù bởi sự phân hóa CQ đa dạng theo đai cao (gồm 87 dạng thuộc
    3 phụ lớp, 8 kiểu, 11 phụ kiểu CQ và 20 tiểu vùng STCQ) chi phối đặc
    điểm phân bố của các quần xã sinh vật tự nhiên cùng hoạt động kinh tế
    của các nhóm cư dân địa phương.
    - Luận điểm 2: Hệ thống CQ tự nhiên, CQ văn hóa ở lãnh thổ
    Sa Pa có chức năng đặc thù về phát triển nông, lâm nghiệp á nhiệt đới
    và du lịch sinh thái miền núi. Đánh giá định lượng các CQ này theo
    tiếp cận KTST là căn cứ khoa học định hướng sử dụng hợp lý tài
    nguyên nhằm đảm bảo các tiêu chí của PTBV.
    Những điểm mới của luận án:
    1. Với việc tích hợp hướng STCQ định lượng của trường phái
    Bắc Mỹ-Tây Âu với hướng CQ phát sinh của trường phái Liên Xô (cũ)-
    Việt Nam, luận án đã cụ thể hóa hướng tiếp cận sinh thái học, địa lý
    định lượng, mô hình hóa GIS trong phân tích cấu trúc và chức năng CQ
    của một lãnh thổ miền núi huyện Sa Pa.
    2. Lần đầu tiên thành lập bản đồ STCQ huyện Sa Pa tỷ lệ lớn
    (1:50.000), thể hiện cụ thể sự phân hóa lãnh thổ theo đai cao và giải
    thích đặc điểm đa dạng sinh học, đa dạng CQ và diễn thế sinh thái ở
    lãnh thổ Sa Pa.
    3
    3. Xác lập cơ sở khoa học tổ chức lãnh thổ nông, lâm nghiệp và
    du lịch huyện Sa Pa theo hướng PTBV, được minh họa cụ thể bằng tập
    bản đồ chuyên đề đánh giá và kiến nghị sử dụng CQ.
    Phạm vi nghiên cứu của luận án: (1) Phạm vi không gian: giới
    hạn trong lãnh thổ hành chính huyện Sa Pa, tỷ lệ nghiên cứu 1:50.000;
    nghiên cứu lãnh thổ Sa Pa và phụ cận (khu vực Lào Cai, Bảo Thắng,
    Bát Xát, Than Uyên) trong mối quan hệ liên vùng ở tỷ lệ 1:100.000;
    (2) Phạm vi khoa học: tập trung nghiên cứu cấu trúc STCQ và đánh giá
    cho phát triển nông, lâm nghiệp, du lịch điển hình huyện Sa Pa; định
    hướng phát triển nông, lâm nghiệp, du lịch trên đơn vị lãnh thổ cơ sở là
    dạng CQ và tiểu vùng STCQ.
    ý nghĩa khoa học và thực tiễn: (1) ý nghĩa khoa học: phát triển
    lý luận về STCQ nhiệt đới-gió mùa Việt Nam và hướng tiếp cận địa lý
    định lượng trong công tác điều tra tổng hợp lãnh thổ. Những kết quả
    nghiên cứu mẫu tại huyện Sa Pa thể hiện tính điển hình về quy luật
    phân hoá STCQ nhiệt đới-gió mùa theo đai cao ở tỷ lệ lớn (1:50.000);
    (2) ý nghĩa thực tiễn: hệ thống cơ sở dữ liệu, các kết luận nghiên cứu
    và tập bản đồ chuyên đề của luận án là những tài liệu khoa học có giá
    trị mà các nhà quản lý có thể tham khảo khi ra quyết định quy hoạch
    lãnh thổ theo hướng PTBV tại huyện Sa Pa.
    Cơ sở tài liệu thực hiện đề tài gồm: (i) cơ sở dữ liệu về STCQ do
    chính NCS khảo sát tại lãnh thổ Sa Pa thời kỳ 2002-2006, bao gồm cả
    tập số liệu quan trắc theo đai cao từ Bản Hồ đến đỉnh Fanxipăng năm
    2004 và 2005; (ii) các đề tài, dự án về Sa Pa do NCS chủ trì và tham
    gia; (iii) thừa kế các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...