Chuyên Đề Phân tích cầu nhân sự ngành du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh toàn cầu hoá

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bất kỳ hoạt động nào vì mục tiêu chung của một tổ chức đều phải xây dựng nền tảng từ nguồn lực. Theo cổ học phương Đông, người xưa đã nêu ra các nhân tố cơ bản quyết định cho sự thành bại của một hoạt động, là: Nhân, Tài, Vật, Lực (Con người, tài nguyên đất đai, tiền của tài sản, thế lực). Theo nghĩa hiện đại, có thể hiểu các nhân tố nguồn lực đó là: Lực lượng lao động, Tài sản cố định, Vốn lưu động, Lợi thế kinh doanh.

    Nhân tố con người luôn chiếm vị trí đầu tiên vô cùng quan trọng trong một quá trình hoạt động, và là đối tượng nghiên cứu vô cùng phức tạp. Khoa học quản trị nhân sự đã và đang ngày càng phát triển nhằm nghiên cứu tìm ra những phương pháp khoa học để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động đạt mức cao nhất. Quản trị nhân sự là quá trình hoạt động quản lý về con người nhằm phát huy mọi chức năng và khai thác mọi tiềm năng của lực lượng lao động để phục vụ cho mục tiêu lợi ích chung của tổ chức.

    Đặc biệt, trong kinh doanh du lịch, con người vừa là nguồn lực đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra của quá trình kinh doanh. Việc nghiên cứu để nâng cao hiệu quả công tác quản trị nhân sự du lịch là việc làm thường xuyên và rất cần thiết cho mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch.

    Toàn cầu hoá đã và đang gây ảnh hưởng đến bộ mặt thế giới một cách khách quan. Trong muôn vàn yếu tố toàn cầu hoá thì toàn cầu hoá lao động là vấn đề khởi nguyên xa xưa và luôn phát triển tác động mạnh mẽ ảnh hưởng đến hoạt động quản lý vĩ mô trên từng quốc gia cũng như tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế. Toàn cầu hoá luôn tạo ra môi trường kinh doanh mới, nhiều cơ hội và lắm thách thức cho các doanh nghiệp, đặc biệt cho các doanh nghiệp dịch vụ du lịch.

    Dịch vụ du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế, một tỉnh miền Trung có bề dày lịch sử văn hoá và là một trong những điểm nổi bật về du lịch của Việt Nam. Chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh đã xác định ngành Du lịch có vị trí hàng đầu, ưu tiên đầu tư và phát triển. Điều đáng quan tâm trong hoạt động kinh doanh du lịch là công tác quản trị nhân sự, cụ thể hơn là quản trị lực lượng lao động thực tế làm việc trong các doanh nghiệp du lịch. Sức mạnh nhân sự là yếu tố quan trọng mang tính quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nói chung và của một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch nói riêng trong môi trường toàn cầu hoá.

    Trong công tác hoạch định nguồn nhân lực, việc xác định cầu nhân sự của các doanh nghiệp là vấn đề luôn được quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động đạt mức cao nhất. Rất nhiều luận điểm cho rằng:

    "Toàn cầu hoá thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực theo xu thế chuyển sang nền kinh tế tri thức. Lao động tri thức được coi là vốn nhân lực đóng vai trò hàng đầu của sự phát triển kinh tế."

    Tuy nhiên, một nghịch lý thực tế hiện nay, tại đa số các doanh nghiệp du lịch vẫn cho rằng luôn tồn tại tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” nhưng hiệu quả lao động lại không cao. Như thế có thể hiểu rằng, dù lao động được đào tạo qua trường lớp có bằng cấp Đại học đạt số lượng cao (thừa thầy), nhưng lao động có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm thì hạn chế (thiếu thợ). Nên chăng, chúng ta cũng nhìn lại mình, đánh giá lại lực lượng lao động ngành du lịch Thừa Thiên Huế xem thực lực của nó như thế nào và có phát triển theo xu thế thời đại hay chưa?

    Do đó, thật sự cần thiết để nghiên cứu đề tài: “Phân tích cầu nhân sự ngành du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh toàn cầu hoá”

    2. Mục tiêu nghiên cứu

     Mục tiêu chung: đề tài nghiên cứu nhằm góp phần hoạt động xây dựng và phát triển ngành du lịch Thừa Thiên Huế là ngành kinh tế mũi nhọn theo đúng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2010. Kết quả nghiên cứu của đề tài này nhằm đóng góp thêm một cơ sở khoa học cho công tác hoạch định nguồn nhân lực ngành du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh toàn cầu hoá đang ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế tại Việt nam.

     Mục tiêu cụ thể: Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng cầu nhân sự (lao động thực tế làm việc) của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại Thừa Thiên Huế; tiến hành phân tích yếu tố chất lượng lao động cơ bản ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh; trong đó đi sâu tìm hiểu tiêu chí về trình độ (tri thức) nghề nghiệp; tìm kiếm mối liên hệ giữa các yếu tố chất lượng (trình độ) lực lượng lao động và ảnh hưởng của nó đối với doanh thu bình quân ngành; rút ra những luận cứ khoa học mang tính thực tiễn nhằm nâng cao tính xác thực trong công tác hoạch định nguồn nhân sự của doanh nghiệp du lịch trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay.

    Từ mục tiêu cụ thể nêu trên, đề tài nhằm làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu sau đây:

    1. Thực trạng về số lượng của cầu nhân sự ngành du lịch Thừa Thiên Huế?

    2. Thực trạng về cơ cấu nguồn lao động ? Tính hợp lý phân công lao động?

    3. Hiệu quả lao động phụ thuộc vào trình độ nghề nghiệp như thế nào? Hay có mối liên hệ giữa trình độ nghề nghiệp với hiệu quả lao động?

    3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

    Phạm vi nghiên cứu:

    Về không gian: tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

    Về thời gian: sử dụng cơ sở dữ liệu giai đoạn năm 2001 - 2006.

    Đối tượng: lực lượng lao động tại các doanh nghiệp dịch vụ du lịch

     Giới hạn nội dung nghiên cứu:

    Cầu nhân sự được hiểu theo hai nghĩa:

    Nhu cầu (demand) về lao động cần phải có để đáp ứng cho mục tiêu chung của tổ chức.

    Lực lượng lao động đã và đang làm việc cho các tổ chức - trái với nghĩa “Cung nhân sự” là lực lượng lao động chưa có việc làm hoặc đang làm những công việc khác mà có khả năng chuyển sang làm việc cho tổ chức.

    Phạm vi chuyên đề này được hiểu: Cầu nhân sự ngành du lịch TT Huế có nghĩa là lực lượng lao động đã và đang làm việc cho các doanh nghiệp ngành du lịch tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

    Các nhân tố của toàn cầu hoá tác động trực tiếp đến lao động, việc làm và phát triển nguồn nhân lực thường được chia làm ba nhóm: di chuyển vốn, tự do hoá thương mại và di chuyển lao động mang tính toàn cầu. Đề tài nghiên cứu này đặt vấn đề nghiên cứu trong môi trường toàn cầu hoá tức là theo quan điểm “Lao động tri thức được coi là vốn nhân lực đóng vai trò hàng đầu của sự phát triển kinh tế."

    4. Hướng nghiên cứu mở

    Trong tương lai, với điều kiện cho phép có thể tiếp tục nghiên cứu phân tích lực lượng lao động cao cấp ngành du lịch và ảnh hưởng của lao động cao cấp đến hiệu quả kinh doanh du lịch trong bối cảnh toàn cầu hoá.

    5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu

    Kết quả đề tài nghiên cứu cung cấp chứng cứ khoa học đánh giá thực trạng về chất lượng lực lượng lao động ngành du lịch TT Huế và mức độ ảnh hưởng của nó đối với hiệu quả kinh doanh ngành. Kết quả nghiên cứu sẽ góp thêm một cơ sở khoa học cho các nhà lãnh đạo ngành du lịch, nhà quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân sự trong công tác hoạch định nhân sự ngành du lịch TT Huế; Đồng thời nó cũng đóng góp nhất định cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực cung nhân sự một số tư liệu về thị trường lao động.

    Bản nghiên cứu khoa học này hy vọng được xem như là một hành trang bổ ích cho các doanh nghiệp du lịch trên tiến trình kinh doanh trong làn sóng toàn cầu hoá đã và đang xảy ra, đặc biệt bổ ích cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...