Đồ Án Phân tích cân đối ngân sách ở việt nam giai đoạn 2007-2012

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Ngân sách Nhà nước là công cụ quan trọng được Nhà nước sử dụng để quản lý nền kinh tế. Tuy nhiên, quản lý NSNN sao cho hợp lý và có hiệu quả là điều rất quan trọng mà không phải bất kỳ quốc gia nào cũng làm được. Đây cũng chính là thách thức mà Việt nam phải vượt qua để hoàn thành quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước không chỉ ở hiện tại mà còn cả trong tương lai. Trong giai đoạn 2007-2012, vai trò ngân sách Nhà nước đã được thể hiện rõ trong việc giúp Nhà nước hình thành các quan hệ thị trường góp phần kiểm soát lạm phát, tỷ lệ lãi suất thích hợp để từ đó làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì việc sử dụng ngân sách Nhà nước vẫn còn nhiều mặt yếu kém: chưa đúng cách, đúng lúc, tình trạng bao cấp tràn lan, sự yếu kém trong việc quản lí thu chi. Chính vì vậy, yêu cầu cần có cái nhìn sâu hơn về tình trạng thâm hụt ngân sách cũng như ảnh hưởng của bội chi ngân sách đến các hoạt động kinh tế - xã hội là hết sức rộng lớn. Đặc biệt, trong cơ chế thị trường hiện nay, vấn đề đổi mới hoạt động của ngân sách Nhà nước đòi hỏi phải xây dựng mô hình quản lý thích hợp và phù hợp với thông lệ quốc tế. Mô hình này cho phép xác định cơ cấu ngân sách với nội dung các khoản thu và chi để đảm bảo sự cân đối của ngân sách Nhà nước, ổn định tiền tệ, ổn định sản xuất, đời sống và còn là điều kiện để tạo dựng môi trường tài chính vĩ mô ổn định. Vì vậy, cân đối NSNN được xem là một trong những công cụ sắc bén để Nhà nước can thiệp toàn diện vào nền kinh tế. Nhận thức từ thực tiễn đó cũng như đem đến một cái nhìn tổng quát về thực trạng cân đối ngân sách ở Việt Nam giai đoạn 2007-2012 trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những yếu kém, tồn tại trong cân đối ngân sách của nhà nước nhóm đã đi sâu nghiên cứu và thực hiện đề tài: “PHÂN TÍCH CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2012”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2007 – 2012. Từ đó, đưa ra giải pháp nhằm khắc phục những yếu kém, tồn tại trong câ đối ngân sách nhà nước. Để đạt được những mục đích trên, đề tài tập trung vào những nhiệm vụ sau: v Phân tích một cách có hệ thống các vấn đề có liên quan đến cân đối ngân sách nhà nước. v Phân tích, đánh giá cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2007 – 2012. v Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những yếu kém, tồn tại trong cân đối ngân sách nhà nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:Là những vấn đềcó liên quan đến cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2007-2012. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Tại Việt Nam Về thời gian: Giai đoạn từ năm 2007 – 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng linh hoạt các phương pháp: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh dựa trên bộ số liệu thu thập được trong quá trình hoàn thành đề tài để hệ thống hóa cơ sở lý luận về cân đối ngân sách nhà nước, thực trạng cân đối ngân sách ở Việt Nam giai đoạn 2007-2012 và các giải pháp nhằm khắc phục những mặt yếu kém của hoạt động này. 5. Kết cấu đề tài Nội dung đề tài được phân bố thành 3 chương với những nội dung chính sau: Chương 1: Trình bày cơ sở lý luận về cân đối ngân sách Chương 2: Tìm hiểu, phân tích thực trạng cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2007-2012 Chương 3: Đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những yếu kém và tồn tại của cân đối ngân sách nhà nước
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...